Câu hỏi:
12/07/2024 4,562Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các trường hợp dưới đây:
a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. (Tục ngữ)
b. Nấu đậu phụ cho cha ăn
Sắc ích mẫu cho mẹ uống.
(Câu đối)
c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt
Rổ rức lòng tôm, tép nhảy qua.
(Nguyễn Huy Lượng)
d. Bánh cả thùng sao gọi là bánh ít?
Trầu cả khay sao gọi là trầu không?
(Ca dao)
e. Thấy nếp thì lại thèm xôi
Ngồi bên thùng gạo nhớ nồi cơm thơm.
(Ca dao)
g. Con ngựa đá con người đá, con ngượi đá không đá con ngựa. (Vế đối cổ)
h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.
(Ca dao)
i. Con cá đối bỏ vào trong cối đá;
Con mèo cái nằm trên mái kèo.
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp;
Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;
Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;
Một trăm thứ bạc, bạc tình chẳng ai mua.
(Ca dao)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
- Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ đồng âm “chín”
+ Chín ở vế “một nghề cho chín” ý chỉ làm một nghề cho thật giỏi.
+ Chín ở vế “còn hơn chín nghề” tức là làm nhiều nghề cùng một lúc.
=> Tác dụng:
+ Khuyên nhủ người đọc cần làm một công việc thật chỉnh chu, cẩn thận, như vậy mới phát triển được bản thân, còn hơn làm nhiều việc cùng một lúc nhưng việc nào cũng chỉ làm qua loa.
+ Giúp câu tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc.
b. Nấu đậu phụ cho cha ăn
Sắc ích mẫu cho mẹ uống.
- Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ đồng nghĩa (phụ - cha, mẫu - mẹ).
=> Tác dụng:
+ Tạo ra sự ý tứ, tinh tế trong bài ca dao.
+ Thể hiện sự hiếu thảo của người con với cha mẹ của mình.
c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt
Rổ rức lòng tôm, tép nhảy qua.
- Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ cùng trường nghĩa (cáo, mèo, tôm, tép).
=> Tác dụng:
+ Làm cho lời dạy của ông cha ta thêm thú vị, không mang đậm chất giáo huấn.
+ Khuyên răn mọi người cách đan giậu, đan rổ: đan giậu thì không được đan mắt mèo, đan thưa; còn đan rổ không được đan vành quá thấp.
d. Bánh cả thùng sao gọi là bánh ít?
Trầu cả khay sao gọi là trầu không?
- Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ trái nghĩa (cả thùng - ít, cả khay - không) và dùng từ đồng âm (ít, không).
=> Tác dụng:
+ Tạo ra tính đa nghĩa, dí dỏm cho bài ca dao.
e. Thấy nếp thì lại thèm xôi
Ngồi bên thùng gạo nhớ nồi cơm thơm.
- Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng các từ cùng trường nghĩa (nếp, xôi, gạo, cơm).
=> Tác dụng:
+ Tạo sự hấp dẫn, thu hút cho lời nói.
+ Khuyên con người không nên cả thèm chóng chán, đứng núi này trông núi nọ.
g. Con ngựa đá (1) con người đá (2), con ngượi đá (3) không đá con ngựa (4).
- Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ đồng âm ‘đá”:
+ Từ “đá” ở vế “con ngựa đá” thứ nhất và thứ tư ý chỉ con ngựa đang có hành động đá.
+ Từ “đá” ở vế “con ngựa đá” thứ hai và thứ ba chỉ con ngựa làm bằng đá.
=> Tác dụng:
+ Tạo sự hài hước, dí dỏm, hấp dẫn của câu đối.
h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.
- Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ cùng trường nghĩa (Hươu, Nai, Nghé, bò).
=> Tác dụng:
+ Tăng tính hài hước, gây cười cho người đọc.
+ Làm bài thơ thêm thú vị, bất ngờ.
i. Con cá đối bỏ vào trong cối đá;
Con mèo cái nằm trên mái kèo.
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
- Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng nối nói lái (cá đối - cối đá, con mèo - mái kèo).
=> Tác dụng:
+ Tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ, giúp bài ca dao thêm đặc sắc, ấn tượng.
k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp;
Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;
Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;
Một trăm thứ bạc, bạc tình chẳng ai mua.
- Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ đồng âm:
+ Dầu (vật dụng để đốt cháy) - dầu xoa (một loại thuốc).
+ Bắp (ngô) - bắp chuối.
+ Than (vật để đốt cháy) - than thân (hành động than vãn, tự thương).
+ Bạc (chất liệu kim loại quý, có giá trị) - bạc tình (người sống vô ơn, không có tình cảm).
=> Tác dụng:
+ Gây sự bất ngờ, ý vị trong câu ca dao.
+ Diễn tả những kinh nghiệm quý báu của người xưa về đời sống.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!