Câu hỏi:
12/07/2024 15,021Trao đổi với các bạn về:
- Chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện của 1 truyện truyền kì đã đọc.
- Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ thể hiện qua bài thơ đã đọc.
- Một số yếu tố của truyện thơ Nôm thể hiện trong tác phẩm đã đọc như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương
Chủ đề |
Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. |
Không gian, thời gian |
Thời phong kiến, ở Nam Xương |
Chi tiết |
– Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) ở nhà. – Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. – Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ. – Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng giang tự vẫn. – Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. – Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. – Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện. |
Cốt truyện |
- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương. - Nỗi oan của Vũ Nương. - Còn lại: Vũ Nương được giải oan. |
Nhân vật chính |
Vũ Nương |
Lời người kể chuyện |
Lời người kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc khắc họa và làm nổi bật tính cách nhân vật; thấy được tình cảm, thái độ của tác giả với nhân vật. |
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát trong đoạn trích “Nỗi niềm chinh phụ”
+ Đan xen giữa cặp câu 7 chữ với cặp câu lục bát, cặp câu 7 chữ mở đầu, sau đó mới đến cặp câu lục bát.
+ Ở cặp câu lục bát có sử dụng vần lưng, hiệp vẫn ở chữ thứ sáu của câu 6 tiếng và chữ thứ sáu của câu 8 tiếng (Ví dụ: này - bay, đường - trường,…).
+ Ở cặp câu 7 tiếng, tiếng cuối cùng của câu 7 trên hiệp vần với tiếng cuối cùng của câu 7 ngay sau nó (Ví dụ: trống - bỗng, vọng - bóng,…)
+ Tuân thủ quy tắc thanh điệu (Ví dụ ở 4 câu thơ đầu: câu thất 1: chen (B) - trống (T); câu thất 2: rồi (B) - bỗng (T) - tay (B); câu lục: lương (B) - rẽ (T) - bay (B); câu bát: đường (B) - bóng (T) - bay (B) - ngùi (B))
- Sự khác biệt giữa thể thơ song thất lục bát và lục bát:
+ Thể thơ lục bát chỉ có các cặp câu lục bát kết hợp với nhau; thể thơ song thất lục bát có thêm cặp câu 7 tiếng.
+ Cách gieo vần của thể thơ song thất lục bát đa dạng hơn, bao gồm gieo ở cả vần lưng và vần chân.
- Một số yếu tố của truyện thơ Nôm thể hiện trong tác phẩm “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
+ Cốt truyện: Nghe tin triều đình mở khoa thi, Lục Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường trở về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp hoành hành, Lục Vân Tiên đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Sau đó, Vân Tiên lại tiếp tục cuộc hành trình.
+ Nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.
+ Lời thoại:
Lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn trích: Là những câu thơ được đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép:
Bớ đảng hung đồ… hại dân.
Thằng nào dám tới lẫy lừng…. bốn phía phủ vây bịt bùng.
Ai than khóc ở trong xe nầy?
Tôi Kiều Nguyệt Nga… tấm lòng cùng ngươi.
Làm ơn há dễ trông người trả ơn… cũng phi anh hùng.
Lời người kể chuyện: phần còn lại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
về câu hỏi!