Câu hỏi:
13/07/2024 427Xếp các đoạn mở bài ở bài tập 1 thành hai nhóm:
Mở bài trực tiếp |
Mở bài gián tiếp |
Giới thiệu chung về cảnh: – Tên cảnh. – Thời điểm miêu tả. -? |
Nêu các sự vật, hiện tượng có liên quan để dẫn vào giới thiệu cảnh: – Liệt kê một số cảnh => giới thiệu cảnh chọn tả. – Giới thiệu người, vật,... gợi nhớ đến cảnh. – Giới thiệu bài thơ, bài hát,... có nhắc đến cảnh. -? |
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mở bài trực tiếp |
Mở bài gián tiếp |
2. Chúng tôi đến thăm quê Bác vào một ngày nắng đẹp. |
1. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác. |
1. Ngày chưa tắt hẳn, trắng đã lên rồi. |
2. Những ngày tháng Sáu, trời tối muộn. Mãi hơn 6 giờ, bác mặt trời mới thong thả xuống núi. Chờ mặt trời khuất hẳn, mặt trăng mới đủng đỉnh nhô lên. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết 2 – 3 câu bày tỏ cảm xúc của em khi mùa xuân đến, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa.
Câu 2:
Thực hiện yêu cầu:
a. Tìm 3 – 4 từ đồng nghĩa:
– Chỉ hương thơm.
– Chỉ không gian rộng lớn.
b. Chọn hai từ trong mỗi nhóm ở bài tập a. Đặt câu với mỗi từ đã chọn.
Câu 3:
Chọn một từ phù hợp trong ngoặc đơn thay cho mỗi □ trong đoạn văn sau:
Tuổi thơ của tôi gắn với những buổi trưa hè □ (mênh mông, bát ngát) nắng gió, tiếng võng □ (kẽo kẹt, cót két) bên thềm nhà. Tuổi thơ của tôi là những gầu nước giếng mát trong mẹ □ (lôi, kéo) lên cho tôi rửa mặt mỗi khi đi đá bóng về. Tuổi thơ của tôi là những cuốn sách □ (tràn trề, đầy ắp) kiến thức giúp tôi trả lời hàng trăm câu hỏi “Vì sao?”, “Thế nào?”,... Tuổi thơ của tôi gắn với những kỉ niệm □ (giản dị, đơn giản) nhưng rất đỗi thân thương.
Theo Nguyễn Tiến Dũng
Câu 5:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.
Tô Hoài
a. Tìm trong đoạn văn các từ đồng nghĩa.
b. Các từ tìm được ở bài tập a có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
Câu 6:
Rét ngọt
Vào độ tháng Chạp, bà chọn thóc nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung đem rang với cát cho đến khi nổ bỏng xoè hoa rồi sảy lại, bỏ vỏ trấu và thóc chưa nổ. Bỏng nếp xay mịn, mật mía với mạch nha trộn nước nấu trên lửa liu riu đến khi sánh lại, trộn đều với gừng nướng chín thái mỏng, thảo quả tán nhỏ cùng với lạc rang giã dối. Tiếp đó, nhào kĩ chè lam cho thật dẻo, chia ra từng phân bánh, lăn cho rền và phẳng, phủ bên ngoài một lớp bột mỏng để chè lam khô. Ăn một miếng chè lam bà làm, cảm nhận vị dẻo, dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng, một chút bùi bùi của lạc mà thấy cả tháng Chạp xôn xao, rét bỗng dịu lại.
Mùa đông ngọt chè lam, ngọt khoai lang nướng, mặt đứa nào cũng lem nhem như mọc râu mèo, tiếng cười giòn vỡ vang cả cánh đồng. Người lớn đi làm đồng ngang qua nghỉ chân cười theo, vui vẻ cho thêm mấy bắp ngô nếp mấy hạt, mấy củ khoai mới dỡ. Gốc rạ được gom về, đồng lúa to hơn, “bữa tiệc cánh đồng" trở nên rất thịnh soạn. Bà nhìn mặt các cháu lem nhem khỏi bụi rạ rơm, cười hỏi: "Rét có ngọt không?". Các cháu đồng thanh thật to: “Ngọt, ngọt lắm cơ bà ạ!”.
Nguyễn Thị Việt Hà
- Tháng Chạp: tháng Mười hai âm lịch.
- Chè lam: bánh ngọt làm bằng bột bóng nếp ngào với mặt pha nước gừng.
Những chi tiết nào trong đoạn đầu cho thấy món chè lam được bà làm rất công phu?
Câu 7:
Theo em, những việc làm của bà có ý nghĩa như thế nào đối với tuổi thơ của các cháu?
về câu hỏi!