Câu hỏi:
13/07/2024 379Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn... Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả...
Hoàng Hữu Bội
– Đoạn văn tả cảnh núi rừng vào buổi nào?
– Tác giả chọn tả những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng với tiếng sắm động tháng Tư, thiên nhiên hiện ra như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và họa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng thì ở Sa Pa không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng có cây tắm gội, cho suối dào dạt nước, cho các búp hoa xoè nở, cho cảnh vật biếc xanh.
Theo Lãng Văn
– Đoạn văn tả cảnh ở đâu? Vào thời gian nào?
– Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào? Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì thú vị?
– Trong đoạn văn có những hình ảnh nhân hoá nào? Tác dụng của những hình ảnh nhân hoá đó là gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a.
- Đoạn văn tả cảnh núi rừng vào buổi sáng.
- Tác giả chọn những sự vật và tả:
+ Vòm trời: cao xanh mênh mông.
+ Gió: tràn xuống thung lũng mát rượi.
+ Khoảng trời sau dãy núi: đỏ ửng.
+ Tia nắng: những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.
+ Cây lim: trổ hoa vàng.
+ Cây vải thiều: đỏ ối những quả.
b.
- Đoạn văn tả cảnh mùa hè ở Sa Pa.
- Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan:
+ Thị giác: Màn mây vén lên, thiên nhiên hiện ra như mới tinh khôi, sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, hoa tưng bừng nở, búp hoa nở xòe, cảnh vật biếc xanh.
+ Thính giác: tiếng sấm động tháng Tư, suối rì rào, thác xối, chim mở màn hợp xướng, những cơn mưa rào ồn ào.
+ Xúc giác: không khí trong lành mát rượi.
- Hình ảnh nhân hóa: màn mây vén lên, sống núi nhấp nhô, suối rì rào, thác xối, chim hợp xướng, cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, cỏ cây tắm gội, suối dạt nào nước.
=> Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên sinh động hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ sau:
a. Lá:
– Bộ phận của cây, thường mọc ở cảnh hay thân, thường có hình dẹt, màu lục.
– Chỉ những sự vật có hình tấm mảnh nhẹ hoặc giống như hình cái lá.
b. Đầu:
– Phần trên củng của thân thể người, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác.
– Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật.
Câu 2:
Đọc các đoạn thơ sau và cho biết từ in đậm trong mỗi đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
a. • Nay cháu về nhà mới Bao cảnh của - Ô trời Mỗi lần tay đẩy cửa Lại nhớ bà khôn nguôi. Đoàn Thị Lam Luyền • Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thu Quang Huy • Đường chiều nay bạn mở Quân ta đang bươn đèo Sau lưng hoàng hôn đỏ Trước cửa rừng trăng treo.... Phạm Quốc Ca |
b. • Không có chân có cánh Mà lại gọi. con sông? Không có lá có cành Lại gọi là: ngọn gió Xuân Quỳnh • Mặt trời vừa lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn cỏ Sương lại càng long lanh. Trần Hữu Thung • Ngọn lửa tự đâu ra Bếp nhà ai cũng có Lửa bao nhiêu tuổi rồi Mà vẫn như con nhỏ Reo bập bùng trước gió Như chơi trò ú tim. Vũ Quần Phương |
Bươn: đi vội, đi nhanh.
Câu 3:
Đọc nghĩa của từ “mũi” và thực hiện yêu cầu:
mũi
1 Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngủi. Mũi dọc dừa.
2 Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật. Mũi thuyền.
3 Mỏm đất nhô ra biển. Mũi Cà Mau. [...
a. Từ “mũi” được trình bày mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
b. Nghĩa nào của từ “mũi" được trình bày đầu tiên?
c. Các nghĩa 2 và 3 có điểm nào giống với nghĩa 1?
Câu 4:
Đặt mình vào vai nhân vật tôi, ghi lại cảm xúc khi nhận được món quà của Trinh.
Câu 5:
Quà sinh nhật
Sinh nhật năm nay của tôi, bạn bè đến chơi vui vẻ quá. Trinh, bạn thân nhất của tôi cũng tới. Tôi kéo Trinh vào ngồi giữa bạn bè. Trịnh mở chiếc lẵng mây nhỏ, thận trọng lấy ra mấy bông hồng vàng. Mấy bạn xúm lại, trầm trò nhìn ngắm. Trinh lại khẽ nâng lên một cành ổi còn nguyên cả lá và lúc lỉu đến năm, sáu quả. Lại những tiếng xuýt xoa. Trinh cười:
– Trang còn nhớ chùm ổi này không? Quả của cây ổi găng góc ao đấy!
Tôi "à" lên một tiếng, mi mắt bỗng nong nóng. Tôi nhớ ra rồi. Mấy tháng trước, tôi có lên nhà Trinh chơi. Trinh dẫn tôi vào vườn, bí mật:
– Lại đây tớ cho xem cái này, hay lắm!
Đến góc ao, Trinh vít cành đi xa nhất xuống, chỉ cho tôi xem một chùm hoa trắng muốt:
- Cậu xem, thích không? Cả một chùm mọc sát nhau nhé! Cây ổi này là giống ổi găng, ngon nhất vườn đấy. Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm chẳng kém gì lê. Tờ phát hiện ra chùm hoa này, tuyệt không? Một, hai, ba... sáu, bảy, tám... phải hơn chục hoa là ít. Mà lại nở chụm vào một đầu cành mới thích chứ!
Thấy tôi chăm chú nhìn chùm hoa ổi, Trinh nói tiếp:
– Tớ có một dự định này. Trang ạ. Rất thú vị nhé!
Tôi gặng hỏi mãi, Trinh cũng không chịu nổi. Trinh bảo muốn dành cho tôi một sự bất ngờ.
Và bây giờ thì chùm ổi đã chín vàng trên hai bàn tay tôi. Nâng chùm ổi trên tay, giọng tôi run run:
– Dự định Trinh nói dạo ấy là chuyện này đây phải không?
Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói. Cảm ơn Trinh quá. Món quả Trinh mang đến cho tôi mới quý giá làm sao! Nó là cả một tấm lòng trân trọng của Trinh đã ấp ủ nâng niu, hằng nghĩ đến bao ngày nay.
Theo Trần Hoài Dương
- Ổi găng: tên một giống ổi quả nhỏ, ăn giòn, có vị ngọt, mùi thơm, được trồng nhiều ở làng Đông Dư, Hà Nội.
Trinh tặng bạn những gì nhân dịp sinh nhật? Những chi tiết nào cho thấy Trinh rất coi trọng món quà?
Câu 7:
Kể tóm tắt dự định của Trinh về món quà tặng sinh nhật bạn bằng 3 – 4 câu.
về câu hỏi!