Câu hỏi:
13/07/2024 623Đọc các đoạn kết bài của mỗi đề bài sau:
a. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh rừng cọ
1. Quê tôi có câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Người sông Thao đi đậu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
Theo Nguyễn Thái Vận
2. Cảnh vật ở rừng cọ vào buổi sớm đã để lại trong lòng mỗi chúng tôi biết bao cảm xúc tươi đẹp.
Anh Thư
b. Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh Sa Pa.
1. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Nguyễn Phan Hách
2. Sa Pa với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, con người hồn hậu, thần thiện đã để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Tôi mong ước có dịp được quay trở lại, khám phá để cảm nhận thêm nhiều điều mới mẻ về thị trấn nhỏ bé, xinh đẹp này.
Minh Việt
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Em đọc các kết bài.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ghi lại 1 – 2 hình ảnh hoặc từ ngữ gợi tả âm thanh mà em thích trong bài đọc “Tiếng vườn” và lí do em thích.
Câu 2:
Giới thiệu với bạn về một chương trình truyền hình hoặc một hoạt động dành cho thiếu nhi dựa vào gợi ý:
a. Em chọn giới thiệu chương trình truyền hình hoặc hoạt động nào dành cho thiếu nhi?
- Chương trình “Giọng hát Việt nhí"
- Buổi biểu diễn nghệ thuật
- Ngày hội giao lưu văn hoá
- ?
b. Em muốn giới thiệu những gì về chương trình truyền hình hoặc hoạt
động đó?
c. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về chương trình truyền hình hoặc hoạt động đó?
Câu 3:
Viết đoạn kết bài cho bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở theo một trong hai cách:
a. Kết bài không mở rộng.
Kết thúc bài viết theo một trong các hướng:
- Nêu nhận xét, đánh giá.
- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,
- ?
b. Kết bài mở rộng.
Sau khi nhận xét, đánh giá hoặc nêu tình cảm, cảm xúc, có thêm nội dung liên hệ theo một trong các hướng:
- Về người, vật,... có liên quan.
- Về ý thức, trách nhiệm của bản thân.
- Về những mong muốn, kì vọng về cảnh đẹp trong tương lai.
- ?
Câu 4:
Ghi lại một số thông tin về chương trình truyền hình hoặc hoạt động được nghe bạn giới thiệu mà em thấy thú vị.
Câu 5:
Tiếng vườn
Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.
Cây muỗm khoe vồng hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa nhài đã trắng xoá ở bên vại nước. Những bông hoa nhài xinh, một màu trắng tinh khôi, hương ngạt ngào sực nức. Khi hoa nhài nở thì hoa bưởi cũng đua nhau nở. Từng chùm hoa bưởi cánh trắng, có những tua nhị vàng ngắn lên giữa lòng hoa, chẳng khác gì những bông thuỷ tiên thu nhỏ.
Vườn chè sau nhà tôi cũng bắt đầu ra búp. Những búp chè xuân một tôm hai lá. Tôm màu lá mạ, lá ngắn một màu xanh non.
Ấn tượng nhất là những tán xoan. Hơi xuân chớm đến, trên những cành cây khô bỗng vỡ oà những chùm lộc biếc. Lộc xoan có màu ngọc lục, nhìn ngắm mãi vẫn chưa hết vẻ đẹp của búp trên cành.
Và trong những tầng lá những tán cây vườn ấy, tôi nghe thấy những chú dế gọi nhau trong kẽ gạch. Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong các bụi chanh. Trên chùm hoa bưởi, những cánh ong mật quay tít. Tiếng chim gáy gù gù trong bụi tre gai. Đàn chim chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa đứng ở vườn này đã chạy sang vườn khác.
Theo Ngô Văn Phú
- Muỗm: một giống xoài quá nhỏ, vị chua.
- Tôm (chè): búp chè non.
Vẻ đẹp, sự thay đổi của cây cối trong vườn khi mùa xuân đến được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
Cây muỗm
Hoa nhài
Hoa bưởi
Vườn chè
Câu 7:
Tìm từ ngữ gợi tả mỗi âm thanh trong vườn cây. Những âm thanh ấy đem đến cho em cảm xúc gì?
về câu hỏi!