Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nhân vật tôi ước có màu vẽ để vẽ cả vầng mặt trời buổi sáng này, cả dãy núi xanh điểm những vệt trắng kia, cả cánh đồng cỏ linh lăng long lanh sương sớm này, cả cây hướng dương mọc hoang bên bờ kênh kia.
Vì cảnh vật quá đẹp, nhân vật tôi muốn ghi nhớ lại.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhớ lại một danh lam thắng cảnh và ghi lại những điều em đã quan sát được.
Gợi ý:
a. Em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh... về danh lam thắng cảnh nào?
b. Em đã quan sát danh lam thắng cảnh đó vào thời điểm nào?
– Một buổi trong ngày.
– Các thời điểm khác nhau.
– Một mùa trong năm.
- ?
c. Em đã quan sát theo trình tự nào?
– Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh.
Bầu trời
Mặt nước
Cây cối
-?
– Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Mùa mưa
Mùa khô
?
d. Em đã sử dụng những giác quan nào để quan sát
e. Ở mỗi vị trí hoặc thời điểm quan sát, cảnh vật có những đặc điểm gì
nổi bật?
Câu 2:
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Hồ trên núi
Hồ T’Nưng là một tuyệt tác của thiên nhiên. Bốn mùa, hồ mang vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.
Sáng sớm, khi sương chưa tan, T’Nưng giống như một thiếu nữ dịu dàng choàng tấm khăn voan mỏng. Nắng lên, mặt hồ trải rộng, sáng lấp lánh. Lúc này, viên ngọc bích xanh trong khổng lồ ấy phản chiếu rõ nét cảnh rừng núi, mây trời. Hoàng hôn, ráng chiều nhuộm đỏ mặt nước, gió mơn man theo những gợn sóng lăn tăn, ru hồ vào giấc ngủ say.
Vào những ngày nắng đẹp, nước trong, ngồi trên thuyền độc mộc có thể thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội hai bên mạn thuyền. Theo thuyền len lỏi vào sâu trong rừng già, ngắm màu xanh ngút ngàn của cây lá và nghe tiếng chim hót líu lo, du khách sẽ cảm nhận được nét độc đáo, kì vĩ của hồ trên núi.
Hồ T'Nưng xứng đáng là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên.
Theo Nguyên Sơn
- Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to, khoét trũng.
a. Tác giả tả hồ T’Nưng vào những thời điểm nào? Ở mỗi thời điểm, hồ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát?
c. Tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.
Câu 3:
Tìm 3 – 4 từ ngữ:
a. Gọi tên trò chơi gắn với tuổi thơ.
b. Gợi tả tình cảm, cảm xúc khi tham gia trò chơi.
Câu 4:
Viết 3 – 4 câu giới thiệu một trò chơi quen thuộc với em và bạn bè.
Câu 6:
Tìm và nêu tác dụng của những hình ảnh nhân hoá trong đoạn văn thứ hai.
Câu 7:
Ban mai
Tôi chạy ra bờ sông, chỗ thả mấy con ngựa. Cỏ linh lăng ướt đẫm lành lạnh quất tanh tách vào đôi chân trần, đâm đau nhói vào hai bàn chân nứt nẻ nhưng tôi vẫn cảm thấy thích thú.
Tôi vừa chạy vừa quan sát mọi diễn biến xung quanh. Mặt trời vươn mình nhô lên sau dãy núi, cây hướng dương mọc hoang trên bờ kênh vươn về phía mặt trời. Đám cúc thỉ xa đầu trắng hau háu xúm xít vây lấy nó, nhưng nó không chịu thua nó thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấy những tia nắng ban mai, cho bầy quả nang chặt cứng hạt uống no ánh sáng. Kia là lối qua kênh, mặt đất nát nhừ vì xe cộ qua lại nhiều, nước rỉ qua những vệt bánh xe. Kia là đám cây bạc hà thơm thơm mọc cao ngang tầm thắt lưng, nom như một hòn đảo nhỏ màu tím nhạt. Tôi chạy trên mảnh đất quê hương, trên đầu tôi chim én thi nhau lao vun vút.
Chao ôi, nếu tôi có màu vẽ thì tuyệt quá, tôi sẽ vẽ cả vầng mặt trời buổi sáng này, cả dãy núi xanh điểm những vệt trắng kia, cả cánh đồng cỏ linh lăng long lanh sương sớm này, cả cây hướng dương mọc hoang bên bờ kênh kia!
Theo Chin-ghit Ai-ma-tốp, Phạm Mạnh Hùng dịch
- Linh lăng: một loại có thường dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
- Cúc thì xa: còn gọi là cây thanh cúc, có thể sống được ở dưới nước.
Nhân vật tôi cảm nhận được những gì trên đường chạy ra bờ sông?
về câu hỏi!