Câu hỏi:
22/03/2024 135Dựa vào bài tập 1, bài tập 2 và các gợi ý, lập dàn ý cho bài văn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Tôi là Thì Là. Tôi muốn kể cho các bạn nghe về sự tích cái tên rất thú vị của mình.
Ngày xưa, các loài cây đều chưa có tên. Một hôm, Trời tập hợp chúng lại để ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây đều đến thật sớm. Ai ai cũng hớn hở mong chờ được Trời đặt cho một cái tên thật đẹp. Mỗi loài cây đều diện bộ trang phục xinh đẹp nhất và khoe điểm nổi bật nhất của mình.
Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,...
Đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, tôi mới vội vã chạy đến. Tôi thở hổn hển, lòng rạo rực nói:
- Con xin lỗi vì bận chăm sóc bà đang bị bệnh nên con đã đến muộn. Xin Trời hãy thương tình đặt cho con một cái tên.
Thấy tôi run sợ nên Trời không trách phạt mà thương vô cùng. Ông suy nghĩ mãi rồi ngập ngừng:
– Tên của con... thì là... thì là...
Tôi nghe vậy mừng quá, hét toáng lên:
– Tôi có tên rồi! Tên tôi là "thì là”!
Tôi vội vàng cảm ơn Trời rồi chạy về nhà khoe với bà của mình. Bà khen tôi:
- Con có một cái tên thật đặc biệt!
Muôn loài đều rất yêu thích tên của tôi.
Từ đó, muôn loài gọi tôi là cây thì là.
Qua câu chuyện, em thấy Thì Là rất hiếu thảo. Trong khi mọi loài cây đều tranh thủ nhanh chân đến gặp ông Trời để xin được đặt những cái tên thật đẹp, do bà em bị ốm, nên Thì Là đã tận tình chăm sóc bà. Chính lòng hiếu thảo của em đã làm ông trời cảm động và muôn loài đều rất yêu mến Thì Là.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để tả sự thay đổi của sương và nắng vào các buổi trong ngày?
Câu 2:
Kể tên và nêu ý nghĩa của 1 – 2 hoạt động cộng đồng ở nơi em sống.
Sinh hoạt hè
Tổng vệ sinh khu phố
?
Câu 3:
Nêu cảm nhận của em về cuộc sống, sinh hoạt của người dân ở Đê Ba.
Câu 4:
Một ngày ở Đê Ba
Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. Đỉnh Đê Ba nổi lên như một hòn đảo. Sương tan dần. Các chóp núi lần lượt hiện lên. Sương lượn lờ dưới các chân núi như những dải lụa. Cả thung lũng như một bức tranh thuỷ mặc. Làng mới định cư bùng lên trong nắng sớm. Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày bắt đầu. Thanh niên ra rừng gõ bẫy gà, bẫy chim. Phụ nữ quây quần giặt giũ bên những giếng nước mới đào. Các em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già trong làng chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải.
Buổi trưa, trời xanh ngắt, cao vòi vọi. Nắng to nhưng không gay gắt. Gió từ đồng bằng miền biển thổi lên mát mẻ, dễ chịu. Buổi trưa trong làng thường vắng. Đồng bào đi làm ruộng, làm rẫy tập thể đến chiều mới về.
Rừng chiều Đê Ba nổi lên sừng sững. Nắng nhạt dần làm sáng lên những cụm bông lau trong gió. Trên những bắp ngô, mớ râu non trắng như cước... Sương lam nhẹ bò trên các sườn núi. Mặt trời gác bóng, những tia nắng hắt lên các vòm cây...
Buổi tối ở làng thật là vui. Lớp thanh niên ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn t’rưng dìu dặt vang lên.
Theo Đình Trung
- Đề Ba: tên một ngôi làng ở xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
- Ché: đồ đựng bằng sành, sử, thân tròn giữa phình to, miệng loe và có nắp đậy, thưởng dùng để đựng rượu.
- Gác bóng: chỉ mặt trời lúc xế chiều.
Đỉnh Đê Ba vào sáng sớm được so sánh với sự vật nào? Vì sao?
Câu 5:
Giới thiệu về một trung tâm hoặc một nhà văn hoá dành cho thiếu nhi mà em biết.
Câu 6:
Cùng bạn đóng vai, thực hiện tiếp cuộc trao đổi để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho tham gia hoạt động thiện nguyện.
Gợi ý:
a. Xác định mục đích trao đổi. Giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về hoạt động muốn tham gia và nguyện vọng của mình để bố mẹ ủng hộ nguyện vọng đó.
b. Hình dung những khó khăn mà bố mẹ có thể nêu ra để tìm cách giải đáp.
Chưa có nhiều kinh nghiệm về việc tham gia các hoạt động thiện nguyện,
Giảm bớt thời gian dành cho các hoạt động khác.
?
về câu hỏi!