Câu hỏi:
13/07/2024 144Tìm hiểu thêm thông tin về lễ hội được nhắc đến trong bài ca dao.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chùa Hương là một tập hợp các kiến trúc đền đài, hang động, rừng núi phối hợp với nhau tạo nên một cảnh sắc kết hợp giữa nhân tạo và tự nhiên đầy tinh tế. Cứ mỗi độ tết đến xuân về là hàng nghìn phật tử, du khách từ khắp mọi miền đất nước lại nô nức tìm về đây dự hội. Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội chùa Hương gồm có phần lễ và phần hội, phần lễ được thực hiện khá đơn giản, người đi hội lần lượt dâng những mâm hương đèn, hoa quả và đồ chay đầy ắp, rồi thành kính khấn vái, mọi người đều quan niệm rằng phần lễ có nhiều thì mới tỏ được hết tấm lòng thành kính của bản thân. Những ngày này, thỉnh thoảng các sư mới đến tụng kinh niệm phật khoảng nửa giờ. Không khí rất yên tĩnh, trang nghiêm, khắp nơi đều thoang thoảng mùi thơm của nhang khói, làm cho ngày hội thêm phần linh thiêng, thanh tịnh. Phần hội thì vui hơn nhiều, mọi người chèo thuyền vãn cảnh chùa, cảnh động, tiếp đến là hành trình leo núi, ngắm cảnh sắc thiên nhiên nơi đất Phật, tâm hồn mỗi người như được hưởng làn gió mới, thoải mái, tịnh tâm, lại càng tin yêu cuộc sống. Trong những ngày diễn ra lễ, chùa Hương lúc nào cũng đông vui, tấp nập, khắp các đền miếu, nhang khói tỏa ra nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm lên cảnh vật. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc – tín ngưỡng Phật giáo, hướng con người đến chữ thiện, chữ nhẫn, mang đậm tính nhân văn, cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết 2 – 3 câu giới thiệu về một lễ hội mà em biết, trong đó có cấu sử dụng cặp kết từ.
Câu 3:
Hội đua thuyền trong bài ca dao 3 được tổ chức ở đâu? Cuộc đua được mô tả có gì thú vị?
Câu 4:
Ca dao về lễ hội
1. Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày Giỗ Tổ tháng Ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ về Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.
2. Ai là con cháu Rồng Tiên,
Tháng Hai mở hội Trường Yên thì về.
Về thăm đất cũ Đinh Lê,
Non xanh, nước biếc bốn bề như xưa.
3. Năm làng bắt mái chèo bơi
Chèo từ làng Phú tới nơi làng Hồng
Nước lên như cánh chim tung
Năm làng năm lá cờ chong một lèo
Trên bờ trắng thúc người reo
Dưới sông “dô huậy" tay chèo lanh lanh.
4. Vui gì bằng lễ Nghinh Ông
Đèn hoa, pháo nổ ngập sông ánh trời.
5. Ai và Châu Đốc đừng quên
Nhớ vào Bảy Núi mà xem đua bò.
Ca dao Việt Nam
• Năm làng (Phú Văn, Đắc Châu, Thọ Sơn, Yên Tân, Mỹ Châu): các làng thuộc xã Thiệu Châu (nay là xã Tân Châu), huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá. Ngày xưa, năm làng có hội bơi thuyền trên sông Chu.
• Làng Hồng (làng Hồng Đô): làng thuộc xã Thiệu Đô (nay là thị trấn Thiệu Hoá), huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
• Chong: để ở vị trí sẵn sàng, hướng thẳng về một mục tiêu nào đó.
• Một lèo: một mạch.
• Do huậy: tiếng hồ theo nhịp của đông người để khích lệ, tạo sức mạnh.
• Lanh lanh: nhanh nhanh.
Hai bài ca dao đầu tiên nói về những lễ hội nào? Mỗi lễ hội này gợi cho em nhớ về những vị vua nào?
Câu 5:
Có thể thay hai □ trong câu sau bằng những cặp kết từ nào? Khi sử dụng mỗi cặp kết từ đó, mối quan hệ về nghĩa giữa hai vế câu thay đổi như thế nào?
□ mưa nhiều □ vườn rau xanh tốt.
Câu 6:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Cộng đồng gắn bó
(a) Tìm đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,....
Gợi ý:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Bài thơ, đồng dao, ca dao,... đã đọc.
– Nhật kí đọc sách.
– Từ ngữ dùng hay.
– Điều tâm đắc khi đọc bài thơ, đồng dao, ca dao,... và giải thích lí do.
- ?
d. Ghi lại một đoạn mà em thích trong bài thơ, đồng dao, ca dao,... được bạn chia sẻ.
(e) Đọc một bài thơ, đồng dao, ca dao,... được bạn chia sẻ mà em thích.
Câu 7:
Lễ Nghinh Ông được miêu tả như thế nào? Lễ này thường được tổ chức ở những vùng miền nào của nước ta?
về câu hỏi!