Câu hỏi:
13/07/2024 802Tìm 2 – 3 từ ngữ đồng nghĩa có thể thay cho mỗi □ trong từng câu sau:
a. Ánh nắng □ qua kẽ lá □ thành những chùm hoa nắng lung linh trên mặt đất.
b. Thời tiết ở đây rất khắc nghiệt, mùa hè □ , còn mùa đông lại □ .
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a.
- xuyên/ chiếu
- tạo/ hình
b.
- nóng nực/ oi bức
- lạnh giá/ rét buốt
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bắt thăm, đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Chiều thu quê hương
(Trích)
Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ
Tiếng lao xao như ai ngả nón chào.
Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao,
Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thậm.
Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm!
Tôi bước giữa vườn, bạn với hàng cau
Hút nắng to vàng giữa những đài cao
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rơi.
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Cùng với mẹ gà xoè cánh ấp con.
Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
Gió biển mặn thổi về đây tha thiết
Những con chim phơi phới cánh, chiều thu
Náo nức như triều, êm ả như ru...
Huy Cận
1. Đọc đoạn từ đầu đến “xoè cánh ấp con" và trả lời câu hỏi: Khu vườn chiều thu được tả bằng những màu sắc nào?
2. Đọc đoạn từ đầu đến “xoè cánh ấp con" và trả lời câu hỏi: Những âm thanh trong vườn thu gợi cho em cảm giác gì?
3. Đọc đoạn từ “Hoa mướp" đến hết và trả lời câu hỏi:
Hai câu thơ: "Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi/ Cùng với mẹ gà xoè cánh ấp con." giúp em hình dung điều gì về cuộc sống ở quê hương tác giả?
4. Đọc đoạn từ “Hoa mướp” đến hết và trả lời câu hỏi:
Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Câu 2:
Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo.
Gợi ý:
1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
Tên truyện
Ấn tượng chung
?
2. Thân bài: Kể lại câu chuyện.
– Kể lại các sự việc chính của câu chuyện theo một trình tự hợp lí. Có thể lược bớt một số chi tiết không quan trọng.
– Ở mỗi sự việc thêm vào một vài chi tiết sáng tạo, góp phần thể hiện tính cách của nhân vật hoặc nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
+ Tả đặc điểm của nhân vật.
+ Kể hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật, sự việc.
+ ?
– Bảy tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật hoặc sự việc chính.
3. Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
+ Bài học rút ra từ câu chuyện
+ Liên hệ
+ ?
Câu 3:
Chia sẻ với bạn về một hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá có trong bài thơ “Chiều thu quê hương”.
Câu 4:
Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Câu chuyện của chim sẻ
Có một chú sẻ nhỏ vừa mới rời khỏi tổ của bố mẹ, sẵn sàng bay tới cánh đồng cỏ dưới chân đồi. Chú loay hoay mãi mới tìm thấy một doi đất để đỗ xuống.
Bỗng, sẻ nhỏ giật mình bởi những tiếng kêu:
– Bạn làm đổ nhà của chúng tôi mất thôi.
Sẻ nhỏ nhìn xuống những ngón chân bé xíu như que tăm của mình, nhận ra cạnh đấy mấy chú dế mèn đen bóng.
– Tớ xin lỗi nhé! Tớ sẽ cẩn thận hơn.
Sẻ nhỏ nhảy mấy bước tới chỗ búi cỏ tranh bén nắng có vài chiếc lá đã bợt màu. Chú lại nghe thấy tiếng lao xao:
– Không biết bạn sẻ bé bỏng này có thể mang chiếc lá giúp chúng mình một quãng không nhỉ. Nặng quá!
"Một lời đề nghị thật dễ thương từ các bạn kiến!” – Sẻ nhỏ vừa khẽ cúi xuống vừa nghĩ. Chú dõng dạc bảo:
– Tớ luôn sẵn trong!
Nói rồi, sẻ nhỏ cắp chiếc lá bay tới chỗ anh kiến đầu đàn vừa chỉ. Ở đó, vương quốc kiến đang mở hội và họ cần một chiếc lá to để thiết kế con tàu vượt “đại dương".
Khi trưa rải nắng vàng lên khắp cánh đồng, sẻ nhỏ đã kịp bay một vòng để ngắm nhìn cảnh vật. Chú còn đánh chén một con sâu béo ú trước khi vui vẻ trở về.
– Để xem sẻ nhỏ ngoan ngoãn mang gì về nhà nào! – Mẹ cất tiếng còn bố thì giương cặp kính lên âu yếm nhìn cậu.
Sẻ nhỏ tự hào trả lời:
– Con đã thu cả cánh đồng vào trong mắt, đã bắt tay những người bạn mới và đã gửi lại tổ dế miễn một lời xin lỗi ạ!
Đoàn Trần Bảo Nguyên
Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Khi rời khỏi tổ của bố mẹ, sẻ nhỏ bay đi đâu?
- Cánh đồng cỏ ở dưới chân đồi.
- Doi đất nhỏ ở dưới chân đồi.
- Nhà của dế mèn ở dưới chân đồi.
- Búi cỏ tranh ở dưới chân đồi.
b. Sẻ nhỏ làm gì khi làm va vào nhà của các bạn dế mèn?
- Giúp để mèn dựng lại nhà.
- Cùng dế mèn dựng lại nhà.
- Nói lời xin lỗi các bạn dế mèn.
- Nhảy tới búi cỏ tranh.
c. Vì sao các bạn kiến nhờ sẻ nhỏ mang giúp chiếc lá?
- Vì sẻ nhỏ rất tốt bụng.
- Vì sẻ nhỏ rất dễ thương.
- Vì các bạn kiến yếu ớt.
- Vì chiếc lá quá nặng.
d. Các bạn kiến cần chiếc lá để làm gì?
- Để xây tặng dế mèn một ngôi nhà.
- Để thiết kế con tàu vượt "đại dương".
- Để xây một ngôi nhà thật vững chãi.
- Để làm thức ăn dự trữ cho mùa đông.
e. Trong câu “Con đã thu cả cánh đồng vào trong mắt, đã bắt tay những người bạn mới và đã gửi lại tổ dế mèn một lời xin lỗi ại”, những từ nào là kết từ?
- đã, cả
- những, lại
- trong, và
- vào, một
g. Đại từ nào có thể thay thế cho đại từ in đậm trong câu “Tớ xin lỗi nhé!"?
- Bạn
- Chúng mình
- Mình
- Các bạn
Trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập dưới đây:
h. Sẻ nhỏ đã học được những gì sau khi rời tổ của bố mẹ?
i. Theo em, vì sao sẻ nhỏ tự hào khi trả lời câu hỏi của mẹ?
k. Đặt một tên khác cho câu chuyện và giải thích lí do em chọn tên đó.
l. Đặt câu có sử dụng đại từ hoặc kết từ để nói về những việc làm tốt của chú sẻ nhỏ trong câu chuyện.
Câu 5:
Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
Danh từ |
Động từ |
Tính từ |
Đại từ |
Trinh dẫn tôi vào vườn, bí mật:
– Lại đây tớ cho xem cái này, hay lắm!
Đến góc ao, Trinh vít cảnh ổi xa nhất xuống, chỉ cho tôi xem một chùm hoa trắng muốt:
– Cậu xem, thích không? Cả một chùm mọc sát nhau nhé! Cây ổi này là giống ổi găng, ngon nhất vườn đấy. Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm chẳng kém gì lê. Tớ phát hiện ra chùm hoa này, tuyệt không? Một, hai, ba... sáu, bảy, tám... phải hơn chục hoa là ít. Mà lại nở chụm vào một đầu cành mới thích chứ!
Thấy tôi chăm chú nhìn chùm hoa ổi, Trinh nói tiếp:
– Tớ có một dự định này, Trang ạ. Rất thú vị nhé!
Theo Trần Hoài Dương
Câu 6:
Đặt câu có từ “vai” với mỗi nghĩa sau:
a. Phần cơ thể nối liền hai cánh tay với thân.
b. Bộ phận của áo che hai vai.
về câu hỏi!