Câu hỏi:
13/07/2024 218Tìm hiểu một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt
Đọc các trường hợp dưới đây và thực hiện yêu cầu:
a. Thái có cơ thể mập mạp nên khi được các bạn gọi vào sân đá bóng, bạn sợ mình chạy không nhanh sẽ khiến đội bị thua. Thấy vậy, Minh động viên: “Đừng lo! Bạn có thể di chuyển không nhanh nhưng lại có khả năng tranh chấp bóng tốt hơn chúng tờ đấy!".
b. Lớp Nga có một bạn bị khuyết tật ở chân, phải ngồi xe lăn nhưng điều đó không cân trở việc bạn hoà nhập với các bạn khác trong lớp. Các bạn cũng thường xuyên chơi đùa cùng nhau rất vui vẻ.
c. Trong chuyền du lịch ở vùng cao, Hoa chăm chú nhìn các bạn người dân tộc thiểu số và nói với mẹ: "Con thấy các bạn kia ăn mặc lạ lẫm mẹ ạ!". Nghe mẹ giải thích rằng mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng riêng về trang phục, Hoa vui về nói: "Con hiểu rồi ạ! Con đến làm quen và hỏi thêm về trang phục của các bạn, mẹ nhé!".
d. Lớp 5A tổ chức Đại hội Chi đội. Thấy Huy băn khoăn không biết nên bầu cho bạn nam hay bạn nữ làm Chi đội trưởng, Luân gợi ý: "Nam hay nữ đều có thể làm Chỉ đội trưởng, miễn là bạn đó gương mẫu, tích cực với hoạt động của lớp".
Câu hỏi:
- Nêu biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác trong mỗi trường hợp trên.
- Kể thêm các biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác mà em biết.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trường hợp |
Những việc em cần làm để thể hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác |
a |
Động viên, khích lệ bạn bằng các điểm mạnh của bạn. |
b |
Đối xử thân thiện với bạn, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn. |
c |
Chia sẻ, khen ngợi sự khác biệt của bạn. |
d |
Đối xử bình đẳng, không kì thị hay xoáy sâu vào sự khác biệt. |
- Việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác:
+ Không bắt chước nhằm chế giễu sự khác biệt của người khác.
+ Thuyết phục, khuyên nhủ các bạn bỏ qua sự khác biệt, đối xử hòa đồng với tất cả mọi người.
+ …
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy viết, vẽ, làm video, tranh kí hoạ,... về chủ đề “Tôi khác biệt" để giới thiệu về những điểm đặc biệt của bản thân mình với các bạn.
Câu 2:
Đưa ra lời khuyên cho bạn.
a. Mai đang chơi với một nhóm bạn thì thấy Hà đi qua. Mai định rủ Hà vào chơi cùng thì một bạn trong nhóm nói: “Chơi với Hà làm gì! Bạn ấy điệu lắm!". Nếu là Mai, em sẽ nói gì với bạn? Vi sao?
b. Cùng là thành viên trong đội văn nghệ của trường, Hương chia sẻ với Lan: "Tớ mong sau này sẽ trở thành nghệ nhân quan họ như bà của tớ". Lan tỏ vẻ chê bai: "Cậu buồn cười thật! Lẽ ra phải mơ ước thành ca sĩ nổi tiếng chứ!". Em sẽ khuyên Lan điều gì? Vi sao?
c. Cuối tuần, hai chị em Na được mẹ đưa đi mua quần áo mới. Thấy em định chọn chiếc áo màu hồng, Na cằn nhằn: "Sao em có thể thích cái màu này được nhỉ".
Em sẽ khuyên Na điều gì? Vì sao?
Câu 4:
Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Câu 5:
Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về sự khác biệt của các bạn trong lớp.
Câu 6:
- Tham gia trò chơi "Bạn ấy là ai?".
- Em hãy mô tả nét riêng về ngoại hình, tính cách, sở thích,... của một bạn trong lớp để các bạn khác đoán xem đó là ai.
Câu 7:
Tìm hiểu vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Cây cọ nhí
Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, những cây cọ lại miệt mài chuẩn bị cho lễ hội xin chữ đầu năm. Đây là dịp để chúng trổ tài về thư pháp. Cây cọ nào cũng mềm mại, uyển chuyển, tập thả từng nét duyên dáng bên mực tàu, giấy đỏ, giống như người vũ công đang biểu diễn trên sân khấu vậy.
Hôm ấy, ông đã mang về một cây cọ nhí nhỉ nhỏ xinh, thanh mảnh, treo ngay ngắn trên kệ bút. Thấy vậy, các cây cọ khác đều xì xào bàn tán:
- Cọ gì mà nhỏ như vậy? Chắc không được việc gì đâu.
Đằng xa cũng có tiếng nói vọng lại:
- Chắc dùng để vẽ nét phụ ấy mà, quan tâm làm gì!
Một cây cọ khác cũng lên tiếng:
- Chúng ta chỉ cần lướt nhẹ đã tạo ra điểm nhấn quan trong rồi, đâu cần ai phụ thêm nét nhỉ?
Rồi các cây cọ nhìn nhau cười ha ha. Cọ nhí không biết phải giải thích thể nào, đành chọn cách lòng im.
Ngày hội xin chữ đã đến, cọ nhí được ông đồ dùng để điểm tô thêm những cánh hoa đỏ cho cánh đảo, những vệt vẫn nhỏ trên thân đào, ... Bức tranh cây đào bỗng chốc trở nên sống động. Lúc này, các cây cọ mới nhận ra rằng tuy cọ nhí nhỏ bé nhưng cũng có sứ mệnh của riêng mình. Chúng hối hận xin lỗi cọ nhỉ. Vậy là hiểu lầm trong quá khứ được xóa bỏ, ai nấy đều vui vẻ cùng nhau tạo nên những bức tranh đầy ý nghĩa cho mọi người.
(Theo Bảo Cầu Vồng, tập 80, số 1, năm 2020)
Câu hỏi:
- Thái độ của các cây cọ khác đối với cọ nhí thể hiện điều gì?
- Vì sao các cây cọ khác lại cảm thấy hối hận?
- Nêu những lí do cần phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
Đề thi Đạo Đức lớp 5 Học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đạo Đức lớp 5 Học kì 2 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đạo Đức lớp 5 Học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Đạo Đức lớp 5 Học kì 1 có đáp án (Đề 6)
Đề thi Đạo Đức lớp 5 Học kì 2 có đáp án (Đề 9)
Đề thi Đạo Đức lớp 5 Học kì 2 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đạo Đức lớp 5 Học kì 2 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đạo Đức lớp 5 Học kì 2 có đáp án (Đề 10)
về câu hỏi!