Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Phống là một học sinh có tinh thần vượt khó trong học tập. Bạn không quản ngại đường xá xa xôi, sáng sáng dậy sớm đi bộ đến trường để có thể tham gia lớp học đầy đủ.
b. Ngọc là một học sinh không chịu khuất phục trước những việc khó, dám mạnh dạn, tiên phong đương đầu với thử thách khó.
c. Phương là một học sinh chưa có tinh thần vượt khó trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Phương cũng là người chưa yêu lao động và chưa có trách nhiệm trong công việc chung.
d. Hằng không biết nắm bắt cơ hội để khám phá khả năng của bản thân. Ngoài ra, việc từ chối học cách tỉa, tạo dáng cho cây cũng cho thấy rằng Hằng chưa có tinh thần ham học hỏi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm hiểu biểu hiện và ý nghĩa của việc biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chăm ngoan, học giỏi
Bạn Hoàng Thu Huế, học sinh lớp 5, trường Tiểu học Hợp Thành (thành phố Lào Cai) có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Bố mất sớm, mẹ bỏ đi từ khi bạn còn rất nhỏ. Huế lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của ông bà ngoại.
Điều kiện gia đình rất khó khăn, ông bà thì yếu, đau ốm luôn nên cuộc sống càng thêm cực nhọc. Khi được hỏi khó khăn thế bạn có nghĩ đến chuyện phải nghỉ học không, Huế nói:
- Càng khó khăn, em càng phải học thật giỏi để mong sau này thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Nhà xa nên hàng ngày, cứ 5 giờ sáng là Huế đã thức dậy để đi bộ đến trường. Cuộc sống vất vả là vậy nhưng Huế luôn cố gắng tự rèn luyện, trong lớp chăm chú nghe thầy, cô giáo giảng bài. Về nhà, sau khi giúp đỡ ông bà làm các việc nhà như quét nhà, nấu cơm, nấu cám cho lợn ăn, bạn luôn cần mẫn tự học.
Thương ông bà và không để phụ lòng thầy, cô giáo và những người từng giúp đỡ mình, Huế càng quyết tâm học. Không chỉ học giỏi, bạn còn hát rất hay, là hạt nhân trong đội văn nghệ của nhà trường, lớp phó phụ trách văn thể. Nhờ những cố gắng của mình, trong 4 năm liên tục, Huế luôn đạt danh hiệu “Học sinh Giỏi”.
(Theo Truyện đọc Đạo đức 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014)
Câu hỏi:
- Bạn Huế đã vượt qua khó khăn như thế nào? Việc biết vượt qua khó khăn đó đã đem lại điều gì cho bạn?
- Nêu cảm nghĩ của em về tấm gương vượt khó của Huế.
- Theo em, vì sao chúng ta cần biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?
Câu 2:
Hãy nêu những khó khăn mà em có thể gặp phải và những biện pháp để khắc phục khó khăn đó theo gợi ý sau:
Câu 3:
Hãy chia sẻ về một khó khăn trong học tập, cuộc sống của em và cách em vượt qua những khó khăn đó.
Câu 4:
Em hãy tìm hiểu về một tấm gương học sinh vượt khó và chia sẻ với các bạn theo gợi ý:
- Giới thiệu về bạn đó và những khó khăn mà bạn đã gặp.
- Bạn đã làm gì để vượt qua khó khăn?
- Em học được điều gì từ tấm gương đó?
Câu 5:
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Em hãy chỉ ra khó khăn của các bạn trong bức tranh trên.
- Kể thêm những khó khăn khác trong học tập và cuộc sống mà em biết.
Câu 6:
Em hãy vận dụng các bước dưới đây để giúp bạn vượt qua khó khăn trong những tình huống ở Hoạt động 1 phần Khám phá.
Câu 7:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
về câu hỏi!