Câu hỏi:
12/07/2024 75Viết đoạn văn dựa vào kết quả bài tập 1 trang 92 và các gợi ý:
a. Câu mở đầu. Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về câu chuyện.
b. Các câu tiếp theo: Tình cảm, cảm xúc của em:
– Về nội dung.
+ Một nhân vật, sự việc quan trọng gây ấn tượng với em.
+ Về kết thúc của câu chuyện.
+?
– Về lời kể chuyện.
- ?
– Về ý nghĩa câu chuyện:
+ Bài học rút ra từ một nhân vật hay từ câu chuyện.
+ Sự thay đổi trong suy nghĩ của em về vấn đề mà câu chuyện đề cập đến.
+?
c. Câu kết thúc: Suy nghĩ, cảm xúc sau khi đọc câu chuyện.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu chuyện mà em thích nhất là truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Câu chuyện đã cho em nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến em thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Việc lặp lại hai câu thơ ở cuối mỗi khổ thơ nhằm nhấn mạnh điều gì?
Câu 2:
Viết 3 – 4 câu giới thiệu một cây bóng mát mà em thích, trong đó có sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
Câu 3:
Bài ca Trái Đất
Trái Đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biến
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!
Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen,... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai hoạ đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!
Định Hải
• Khói hình nấm: cột khói trông như cây nấm khổng lồ, sinh ra sau vụ nổ bom A, bom H.
• Bom H (bom khinh khí): loại bom có sức sát thương và phá hoại lớn hơn bom nguyên tử.
• Bom A (bom nguyên tử): loại bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.
Bức tranh Trái Đất được tả trong khổ thơ đầu có gì đẹp?
Câu 4:
Hai câu thơ sau gọi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già.
Câu 5:
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Khúc ca hoà bình
(a) Tìm đọc một truyện hoặc một đoạn kịch:
Gợi ý:
(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách:
c. Cùng bạn chia sẻ:
– Truyện hoặc đoạn kịch đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
-?
d. Thi "Nhà sử học nhí": Kể và trao đổi về ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.
e. Ghi chép tóm tắt về một truyện hoặc đoạn kịch được nghe bạn kể.
Câu 6:
Nói 2 – 3 câu để giới thiệu bài thơ “Bài ca Trái Đất” với người thân.
về câu hỏi!