Câu hỏi:
12/07/2024 5,124Hãy trình bày những nét chính trong hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng. Theo em, tại sao Việt Nam Quốc dân đảng đã không thể thành công?
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Nét chính trong hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng:
- Sự ra đời: được thành lập vào tháng 12-1927 trên cơ sở hạt nhân là một số thành viên của Nam Đổng thư xã như: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính....
- Lực lượng tham gia: tư sản dân tộc, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp, viên chức, học sinh, thân hào, thân sĩ ở nông thôn,...
- Khuynh hướng chính trị: cách mạng dân chủ tư sản
- Mục tiêu đấu tranh: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền bằng phương pháp bạo động, ám sát cá nhân.
- Hoạt động tiêu biểu: tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2/1930)
- Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và sự tan rã nhanh chóng của Việt Nam Quốc dân đảng cho thấy khuynh hướng dân chủ tư sản đã hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ cứu nước.
♦ Nét chính trong hoạt động của Tân Việt cách mạng Đảng:
- Sự ra đời: Tiền thân là Hội Phục Việt (ra đời trong phong trào dân tộc dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX). Đến tháng 7/1928, Hội Phục Việt đổi tên thành Tân Việt Cách mạng đảng.
- Phạm vi hoạt động: chủ yếu ở Trung Kì
- Lực lượng tham gia: chủ yếu gồm: trí thức trẻ, thanh niên, tư sản yêu nước.
- Khuynh hướng chính trị: ban đầu, đảng này theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng về sau đã chuyển dẫn sang khuynh hướng vô sản dưới ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Hoạt động chính:
+ Giới thiệu các sách báo yêu nước tiến bộ, góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin ở trong nước;
+ Tổ chức một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương và công nhân,...
+ Nhiều đảng viên cũng được cử sang dự các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
♦ Nguyên nhân khiến hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng không thành công:
- Nguyên nhân khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh và tăng cường đàn áp, khủng bố các hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Giai cấp tư sản Việt Nam số lượng ít, thực lực kinh tế nhỏ yếu, thái độ chính trị non kém.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra trong tình thế bị động, lúng túng, không có sự chuẩn bị
+ Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu, tôn chỉ mục đích chưa rõ ràng, chưa lôi kéo và tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đi theo.
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
- Hãy trình bày những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những năm 1918-1930.
Câu 2:
Không thành công cũng thành nhân” là câu nói nổi tiếng phản ánh tư tưởng của Nguyễn Thái Học. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hiện nay, câu nói này có còn giá trị không? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) chia sẻ quan điểm đó của em.
Câu 3:
Theo em, điểm giống và khác nhau của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng và tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là gì?
Câu 4:
Dựa vào hình 5.3, hãy nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1919 đến năm 1929.
Câu 5:
Hãy hoàn thành bảng tóm tắt về những sự kiện lịch sử tiêu biểu của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918- 1930 theo mẫu dưới đây:
Thời gian |
Nội dung sự kiện |
|
|
Câu 6:
- Tại sao sự kiện đấu tranh đòi thủ Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh lại có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918- 1930?
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 31 (có đáp án) Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (Phần 2)
Đề thi giữa kì 2 Lịch Sử 9 có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 25 (có đáp án) Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (phần 2
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 34 (có đáp án) Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 28 (có đáp án) Nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954 – 1960) (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 27 (có đáp án): Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược kết thúc
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 32 (có đáp án) Miền Bắc vừa sản xuất vừa làm nghĩa vụ hậu phương (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 16 (có đáp án) Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (Phần 2)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận