Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trong gia dịch hiện nay, tên của các tổ chức quốc tế thường xuyên được nhắc tới. Để tiết kiệm thời gian và kinh phí in ấn tài liệu, người ta thường sử dụng tên viết tắt của những tổ chức này. Tên viết tắt được tạo ra bằng cách ghép các chữ cái đầu của các từ trong tên đầy đủ. Ví dụ: WTO: World Trande Organization (Tổ chức Thuơng mại Thế giới), IOC: International Olympic Committee (Uỷ ban Olympic Quốc tế).
Để giao dịch được thuận lợi, trong lần đầu tiên văn bản nhắc đến tên các tổ chức nói trên, người ta thường sử dụng tên viết tắt gắn với tên đầy đủ, ví dụ:
- Dùng tên viết tắt để chú thích sau tên đầy đủ tiếng Việt: “Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2004.” (Theo Phí Như Chanh).
- Dùng tên đầy đủ tiếng Việt chú thích sau tên viết tắt tiếng Anh: Theo đánh giá của ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á), Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2004.
Trong tiếng Việt , tên viết tắt của các tổ chức quốc tế, dù viết bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, tiếng Đức,… cũng cần được đọc theo tên chữ cái tiếng Việt (với một số ngoại lệ và một số chữ cái tiếng nước ngoài: D đọc là “Đê”; O đọc là (Ô); F đọc là (Ép-phờ); W đọc là “Vê-kép”; Z đọc đọc là “Giét”.). Ví dụ: ADB phát âm là “A Đê Bê”, chứ không phải là “Ây Đi Bi”; WTO phát âm là “Vê-kép Tê Ô”, chứ không phải là “Đấp-bliu Ti Âu” theo chữ cái tiếng Anh.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
về câu hỏi!