Câu hỏi:

02/04/2024 31

1/ Từ thông tin 1, em hãy nêu đặc điểm của các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế và cho biết Việt Nam đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế theo các cấp độ đó như thế nào. Nêu ý nghĩa của việc thực hiện các cấp độ hội nhập đó đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.

Từ thông tin 1, em hãy nêu đặc điểm của các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế và cho biết Việt Nam đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế (ảnh 1)

2/ Từ thông tin 2, em hãy nêu các hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và ý nghĩa của các hoạt động đó đối với Việt Nam.

Từ thông tin 1, em hãy nêu đặc điểm của các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế và cho biết Việt Nam đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế (ảnh 2)

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

♦ Yêu cầu số 1:

- Đặc điểm của các cấp độ hội nhập quốc tế:

+ Hội nhập kinh tế song phương:

Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau nhằm thiết lập và phát triển quan hệ giữa hai bên, góp phần thúc đẩy thương mại, liên kết đầu tư, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp hai nước.

Hình thức này được thực hiện thông qua các hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài,...

Do chỉ là quan hệ giữa hai nước nên dễ đạt được những thoả thuận và nghĩa vụ, ưu đãi phù hợp, chỉ áp dụng cho hai quốc gia kí kết.

+ Hội nhập kinh tế khu vực:

Là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển thông qua các Tổ chức kinh tế khu vực, các Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, Hiệp định đối tác kinh tế,...

Hình thức này giúp quốc gia hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, phát triển xuất khẩu, du lịch,... tạo môi trường hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác toàn diện trong khu vực và thế giới.

+ Hội nhập kinh tế toàn cầu:

Là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu.

Đây là hình thức hội nhập sâu rộng nhất của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới tạo thêm nhiều cơ hội để hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức, khu vực trên toàn thế giới, mở rộng quan hệ thương mại ra thị trường toàn cầu,....

- Quá trình Việt Nam thực hiện hội nhập quốc tế theo các cấp độ:

+ Hội nhập kinh tế song phương: Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác song phương với hơn 170 quốc gia trên thế giới, kí kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, xây dựng và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với 17 nước

+ Hội nhập kinh tế khu vực: Việt Nam đã chủ động tham gia các hình thức hội nhập kinh tế khu vực như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu,....

+ Hội nhập kinh tế toàn cầu: Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ Quốc tế,...

- Ý nghĩa:

+ Hội nhập kinh tế song phương: Giúp bảo đảm, củng cố môi trường hoà bình, ổn định, tranh thủ lợi thế của các đối tác để bảo vệ, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

+ Hội nhập kinh tế khu vực: giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, được tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên có điều kiện nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, có cơ hội hoàn thiện thể chế theo hướng tiếp cận các chuẩn mực của các nước tiên tiến, hoàn thiện môi trường kinh doanh, từ đó thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

+ Hội nhập kinh tế toàn cầu: Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn. Năm 2020, thuộc top 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 668,5 tỉ USD tăng gần 800% so với năm 2016.

♦ Yêu cầu số 2:

- Các hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế:

+ Thương mại quốc tế.

+ Đầu tư quốc tế.

+ Các dịch vụ ngoại tệ.

- Ý nghĩa của các hoạt động đó đối với Việt Nam.

+ Thương mại quốc tế: giúp kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và các quốc gia khác, nhờ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

+ Đầu tư quốc tế: giúp Việt Nam được tăng cường nguồn vốn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; tạo thêm việc làm; phát triển nguồn nhân lực và học hỏi các kinh nghiệm sản xuất, quản lí,…

+ Các dịch vụ ngoại tệ: tạo nguồn thu ngoại thệ giúp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em hãy cho biết phát biểu nào sau đây thể hiện đúng quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế. Vì sao?

a. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với nền kinh tế của quốc gia khác trên thế giới.

b. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi.

c. Khi tham gia một tổ chức kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ mà phải chủ động đề xuất, tham gia xây dựng những điều khoản quy định của tổ chức.

d. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia thường chú trọng đến liên kết với các quốc gia có trình độ phát triển tương đồng.

Xem đáp án » 02/04/2024 54

Câu 2:

Em hãy cho biết ý kiến nào dưới đây thể hiện đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế:

a. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với những quốc gia đang thiếu các nguồn lực về vốn, lao động, tài nguyên.

b. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài.

c. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững.

d. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với các quốc gia đang phát triển cần theo kịp các nước tiên tiến.

Xem đáp án » 02/04/2024 49

Câu 3:

Em hãy viết bài chia sẻ suy nghĩ của mình về cơ hội đối với lao động trẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay và những việc học sinh cần làm để tận dụng cơ hội đó.

Xem đáp án » 02/04/2024 49

Câu 4:

1/ Từ thông tin 2, em hãy cho biết chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta giai đoạn 2021 - 2030 có ý nghĩa gì trong thực hiện đường lối hội nhập kinh tế của Đảng ta.

Từ thông tin 2, em hãy cho biết chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta giai đoạn 2021 - 2030 (ảnh 1)

2/ Em hãy nhận xét việc thực hiện chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta của ông T trong trường hợp trên. Theo em, việc làm đó ảnh hưởng thế nào đến hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?

Từ thông tin 2, em hãy cho biết chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta giai đoạn 2021 - 2030 (ảnh 2)

 3/ Em hãy xác định trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Xem đáp án » 02/04/2024 42

Câu 5:

Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một số kết quả thực hiện chủ trương dưới đây ở địa phương em:

- Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chủ trương gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, phát huy thế mạnh của từng địa phương, khuyến khích tạo điều kiện các địa phương chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế……

Xem đáp án » 02/04/2024 41

Câu 6:

Em hãy nêu tên một tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia và cho biết lợi ích của việc tham gia đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

Xem đáp án » 02/04/2024 40

Câu 7:

Em hãy kể tên những hiệp định Việt Nam đã tham gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ứng với mỗi cấp độ hội nhập song phương, hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu và nêu ý nghĩa của việc tham gia này đối với sự phát triển của đất nước.

Xem đáp án » 02/04/2024 39

Bình luận


Bình luận
tailieugiaovien.com.vn

ĐỀ THI LIÊN QUAN

Xem thêm »
tuyen-dung-giao-vien-1900