Câu hỏi:

12/07/2024 971

Kết nối internet tìm hiểu về việc tham gia của Việt Nam với các công ước quốc tế về quyền con người.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

(*) Tham khảo:

- Là thành viên tích cực của LHQ, Việt Nam đã nhận thức rõ các yêu cầu và nội dung của Tuyên ngôn, ngày càng hoàn thiện thể chế và thiết chế để hiện thực hóa các quyền con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước. 

+ Thứ nhất, về xây dựng thể chế. Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là để phát triển thể chế thị trường hiện đại, văn minh, từng bước bảo đảm quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa cho đại đa số thành viên xã hội. Hiến pháp năm 1992 và đặc biệt Hiến pháp năm 2013, được xây dựng cơ bản trên cơ sở tiếp cận dựa trên quyền con người, là đạo luật gốc của nền pháp luật quốc gia hướng vào việc điểu tiết, thúc đẩy việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhà nước pháp quyền XHCN đang được tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thông qua cải cách hành chính nhà nước được tiến hành từ năm 2000 đến nay để xây dựng nền hành chính công phục vụ người dân và kiến tạo phát triển là nhằm bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân.

+ Thứ hai, về tuyên truyền, giáo dục quyền con người. Đến nay các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng về quyển con người, trước hết là Tuyên ngôn, đã được dịch ra tiếng Việt và phát hành rộng rãi. Từ những năm 1990, Việt Nam từng bước tiến hành giáo dục quyền con người cả trong và ngoài nhà trường. Ngày 5-9-2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện Đề án, đưa nội dung giáo dục quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo qui định của các văn kiện pháp lý quốc tế, vào sách giáo khoa và chương trình giảng dạy của trường phổ thông các cấp và giáo dục đại học.

+ Thứ ba, về thực hiện nghĩa vụ quốc tế về quyền con người. Đến nay, Việt Nam đã gia nhập và ký kết 7/9 công ước cơ bản và hàng chục các điều ước quốc tế khác liên quan đến quyền con người. Việt Nam đã thực hiện tốt nghĩa vụ trình nộp và bảo vệ các báo cáo quốc gia thực hiện các công ước mà Việt Nam là thành viên.

- Bên cạnh đó, Việt Nam đã tiến hành các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp, thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa và thông qua hợp tác quốc tế, đặc biệt sử dụng tối đa các tài nguyên sẵn có, nhằm thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền con người được công nhận trong trong pháp luật quốc tế và quốc gia.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trình bày vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội.

Xem đáp án » 12/07/2024 11,399

Câu 2:

Trình bày mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.

Xem đáp án » 12/07/2024 7,832

Câu 3:

Vẽ sơ đồ các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.

Xem đáp án » 12/07/2024 5,305

Câu 4:

Chọn 1 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc bị bài thuyết trình theo gợi ý:

- Nội dung của mục tiêu.

- Tại sao mục tiêu này phải phát triển bền vững?

- Việt Nam cần phải làm gì để góp phần thực hiện mục tiêu đó?

Xem đáp án » 12/07/2024 4,179

Câu 5:

Trình bày vai trò của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển.

Xem đáp án » 02/04/2024 3,556

Câu 6:

Lập bảng thống kê về vai trò của Liên hợp quốc theo gợi ý bên vào vở:

Lĩnh vực

Vai trò

Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế

 

Phát triển

 

Quyền con người, văn hóa, xã hội

 

Xem đáp án » 12/07/2024 2,664

Câu 7:

Nêu vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.

Xem đáp án » 12/07/2024 2,609

Bình luận


Bình luận