Câu hỏi:
11/07/2024 17,530Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
- Làm rõ chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu số 1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:
+ Tăng trưởng kinh tế là nội dung cơ bản, điều kiện cần của phát triển bền vững;
+ Tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng đến phát triển bền vững sẽ dẫn đến hậu quả như: môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt; phân hoá giàu nghèo; sự bất bình đẳng; ảnh hưởng xấu đến văn hoá truyền thống, đạo đức, lối sống,…
♦ Yêu cầu số 2: chủ trương, chính sách phát triển bền vững của Việt Nam:\
- Quan điểm chỉ đạo phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; trong đó chú trọng các vấn đề như:
+ Kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường;
+ Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;
+ Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.
- Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là :
+ Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu;
+ Bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển;
+ Xây dựng một xã hội Việt Nam hoà bình, thịnh vượng, bao trùm, công bằng, dân chủ, văn minh và bền vững.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận định nào sau đây đúng về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế? Vì sao?
a. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc dân (GNI).
b. GDP là một trong những thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong thời điểm nhất định.
c. Có thể đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, xác định tỉ lệ nghèo của một quốc gia bằng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
d. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia.
e. Tăng trưởng kinh tế là thước đo năng lực của một quốc gia biểu hiện qua quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng.
g. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế ở một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định.
Câu 2:
Em hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế theo gợi ý dưới đây
NỘI DUNG |
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ |
Các chỉ tiêu |
|
|
Vai trò |
|
|
Câu 3:
Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?
a. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, chỉ cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
b. Các quốc gia đều đặt ra mục tiêu phát triển bền vững nhưng muốn phát triển được phải dựa vào tăng trưởng kinh tế.
c. Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 4:
Câu 5:
Em hãy xác định chỉ tiêu phát triển kinh tế trong các thông tin sau và nhận xét về sự thay đổi của các chỉ tiêu này:
a. Năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp hai lần so với năm 2011. Trong giai đoạn từ 2011 - 2020, trung bình mỗi năm, GNI bình quân đầu người tăng 7%. Trong đó, năm tăng nhiều nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011.
b. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2021 là 0,703, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia trong năm 2021. Chỉ số sức khoẻ của Việt Nam đạt mức cao nhất trong ba chỉ số thành phần.
c. Bất bình đẳng thu nhập trong các tầng lớp dân cư ngày càng giảm khi hệ số Gini giảm từ 0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020. Thông qua hệ số Gini cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam biến động không nhiều, giảm từ 0,431 xuống 0,373 và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao.
Câu 6:
Em hãy cho biết trách nhiệm của thanh niên đối với sự phát triển kinh tế trong thông tin sau:
về câu hỏi!