Câu hỏi:

13/07/2024 16,105

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Phân biệt các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế và nêu ví dụ minh hoạ.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

♦ Hội nhập kinh tế song phương:

- Đặc điểm:

+ Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau nhằm thiết lập và phát triển quan hệ giữa hai bên, góp phần thúc đẩy thương mại, liên kết đầu tư, đem lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp hai nước.

+ Hình thức này được thực hiện thông qua các hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài,...

+ Do chỉ là quan hệ giữa hai nước nên dễ đạt được những thoả thuận và nghĩa vụ, ưu đãi phù hợp, chỉ áp dụng cho hai quốc gia kí kết.

- Ví dụ: Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác song phương với hơn 170 quốc gia trên thế giới, kí kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, xây dựng và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với 17 nước

♦ Hội nhập kinh tế khu vực:

- Đặc điểm:

+ Là quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển thông qua các Tổ chức kinh tế khu vực, các Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, Hiệp định đối tác kinh tế,...

+ Hình thức này giúp quốc gia hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, phát triển xuất khẩu, du lịch,... tạo môi trường hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác toàn diện trong khu vực và thế giới.

- Ví dụ: Việt Nam đã chủ động tham gia các hình thức hội nhập kinh tế khu vực như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu,....

♦ Hội nhập kinh tế toàn cầu:

- Đặc điểm:

+ Là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu.

+ Đây là hình thức hội nhập sâu rộng nhất của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới tạo thêm nhiều cơ hội để hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức, khu vực trên toàn thế giới, mở rộng quan hệ thương mại ra thị trường toàn cầu,....

- Ví dụ: Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ Quốc tế,...

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em đồng tình với nhận định nào sau đây về hội nhập kinh tế quốc tế?

a. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới chỉ cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

b. Một quốc gia khi tham gia vào một tổ chức nào thì sẽ phải tuân thủ các quy định do tổ chức đó đặt ra.

c. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

Xem đáp án » 13/07/2024 5,773

Câu 2:

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết vì sao hội nhập kinh tế quốc tế lại là vấn đề tất yếu đối với các quốc gia và nêu ví dụ minh hoạ.

- Cho biết em hiểu thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế.

Xem đáp án » 11/07/2024 1,892

Câu 3:

Em hãy tìm hiểu và giới thiệu về một tổ chức kinh tế mà Việt Nam đang là thành viên.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,686

Câu 4:

Em hãy nhận xét các ý hiện dưới đây về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế.

a. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các nước tham gia tìm được chỗ đứng thuận lợi hơn trong trật tự thế giới mới.

b. Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thì các nước đang phát triển rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển.

c. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến việc các quốc gia phải đối diện với các vấn đề như: tội phạm xuyên quốc gia, nhập cư và nhập cư bất hợp pháp...

Xem đáp án » 13/07/2024 1,530

Câu 5:

Em hãy đọc các trường hợp sau và nhận xét về việc thực hiện trách nhiệm của các chủ thể sau khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

a. Công ty chế biến thuỷ sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá tra. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trong nước bởi vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

b. Doanh nghiệp T chuyên sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ đã chủ động tìm hiểu về quy tắc xuất xứ sản phẩm xuất khẩu và các quy định mới của châu Âu như quy định về phát triển bền vững, thoả thuận xanh để nâng cao chất lượng hàng hoá, đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hoá vào thị trường châu Âu.

Xem đáp án » 05/04/2024 1,444

Câu 6:

Em hãy quan sát và cho biết các hình ảnh sau là biểu tượng của tổ chức nào và chia sẽ hiểu biết về tổ chức đó

Em hãy quan sát và cho biết các hình ảnh sau là biểu tượng của tổ chức nào và chia sẽ hiểu biết về tổ chức đó   (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 1,105

Bình luận


Bình luận