Câu hỏi:

05/04/2024 645

Em hãy kể tên một số hoạt động thực hiện chính sách an sinh xã hội, kết quả thực hiện và nêu vai trò của chính sách an sinh xã hội ở địa phương.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

(*) Tham khảo: Hà Nội phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân

Chính sách an sinh xã hội đã khẳng định vai trò là xương sống của hệ thống chính sách xã hội trong phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro của người dân trong cuộc sống... Trong Chương trình số 08-CTr/TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”, Thành ủy Hà Nội đề ra mục tiêu tổng quát là giải quyết hài hòa, hiệu quả giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và quản trị xã hội; trong đó, phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân; phấn đấu đạt nhiều chỉ tiêu cao hơn mức chuẩn quốc gia, góp phần xây dựng thành phố Hà Nội phát triển nhanh, bền vững và tiến bộ.

Tính đến cuối năm 2021, toàn thành phố Hà Nội còn khoảng 0,2% hộ nghèo và 1,56% hộ cận nghèo; có 11/30 quận, huyện, thị xã không còn hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới); đã giải quyết việc làm cho gần 180.000 người, đạt 112,2% kế hoạch; hỗ trợ an sinh xã hội cho hơn 5 triệu lượt người; hỗ trợ những người gặp khó khăn bằng tiền mặt; hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch; miễn, giảm học phí,… với tổng ngân sách dành cho việc thực hiện các chính sách đặc thù của thành phố lên đến 10.640,4 tỷ đồng và riêng kinh phí hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 là 6.527,9 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, tính đến trung tuần tháng 9-2022, thành phố đã hoàn thành việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ “Về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”, thẩm định hồ sơ và phê duyệt hỗ trợ cho 2.610.829 lượt đối tượng, với kinh phí 2.659,769 tỷ đồng. Các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy thị trường lao động luôn được quan tâm, triển khai có hiệu quả hệ thống 8 điểm, 5 sàn giao dịch việc làm vệ tinh(1) tại các quận, huyện...; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng, số người tham gia tăng nhanh và dần trở thành trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội… Ngoài ra, thành phố Hà Nội thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin...

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, việc làm của người dân, để giúp người lao động có việc làm và thu nhập ổn định, các cấp, ngành cần chú trọng đến công tác dạy nghề, giải quyết việc làm gắn với nhu cầu sử dụng lao động. Song song với đó là đa dạng hóa các nguồn lực huy động, đẩy mạnh xã hội hóa, ưu tiên dành các nguồn lực nhằm giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, nhất là các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số..., tạo điểm tựa an sinh vững chắc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.

Bảo hiểm thành phố Hà Nội Hà Nội đã chi trả cho trên 1,680 triệu người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và người lao động tạm dừng bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền trên 4.000 tỷ đồng, theo quy định tại Nghị quyết số 116/NQ-CP “Về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.

Đối với sách đặc thù cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND, của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định một số chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, đến nay, các địa phương đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ đối với 8/8 nhóm đối tượng quy định tại Nghị quyết số 15/NQ-HĐND; rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho trên 297.000 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là hơn 316 tỷ đồng, đã tổ chức chi trả cho trên 296.000 đối tượng với kinh phí gần 315 tỷ đồng.

Từ năm 2022, một số trường hợp đặc biệt còn được hỗ trợ theo chính sách đặc thù để có mức sống trên mức chuẩn nghèo. Theo đó, đối với trường hợp trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật đặc biệt nặng, người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ có mức hỗ trợ hằng tháng là 2 triệu đồng/người đối với khu vực nông thôn; 2,5 triệu đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị. Đối với trường hợp người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có khả năng tự phục vụ bản thân sẽ nhận mức hỗ trợ hằng tháng là 440.000 đồng/người. Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình cho thành viên hộ nghèo được công nhận thoát nghèo đồng thời thoát cận nghèo, thành viên hộ cận nghèo được công nhận thoát cận nghèo. Thời gian hỗ trợ 36 tháng kể từ tháng được công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo...

Để triển khai có hiệu quả Chương trình số 08-CTr/TU, các sở, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bằng các đề án, kế hoạch, cụ thể. Kết quả: Về phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, đến nay, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 168.443/160.000 lao động, đạt 105,2% kế hoạch năm (tăng 44% so với cùng kỳ năm 2021). Bên cạnh đó, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 92,1% dân số (kế hoạch Chương trình 08-CTr/TU năm 2022 là 92,5%). Trong công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thành phố Hà Nội duy trì hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 với số mắc liên tục giảm từ giữa tháng 3-2022. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, đẩy mạnh tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng. Các bệnh viện tiếp tục nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, bố trí khoa khám, chữa bệnh để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh phù hợp với công tác phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU, như ý thức chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội của một số đơn vị sử dụng lao động chưa cao; nợ bảo hiểm xã hội tồn đọng, kéo dài; tình hình sản xuất, kinh doanh của một số đơn vị sử dụng lao động vẫn còn nhiều khó khăn, chưa thực hiện việc trích nộp hằng tháng theo quy định...; một số văn bản thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU còn chậm được ban hành; nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố Hà Nội dù được quan tâm bổ sung hằng năm nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em hãy kể một số chính sách, hoạt động an sinh xã hội và cho biết ý nghĩa của các chính sách đó đối với xã hội

Xem đáp án » 05/04/2024 723

Câu 2:

Em đồng tình với nhận định nào sau đây về an sinh xã hội?

a. Mọi người dân đều có quyền hưởng an sinh xã hội thông qua các chương trình, kế hoạch của Nhà nước.

b. An sinh xã hội hướng tới đảm bảo mức tối thiểu về thu nhập, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi người dân.

c. Nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân, đem lại hạnh phúc, an bình cho nhân dân, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội.

d. Hệ thống an sinh xã hội chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề giảm nghèo.

Xem đáp án » 05/04/2024 191

Câu 3:

Em nhận xét gì về hoạt động thực hiện chính sách an sinh xã hội sau?

a. Ngành y tế đã triển khai nhiều giải pháp giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên và tăng cường nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; phát triển và nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình.

b. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng hỗ trợ cho học sinh, sinh viên quy định tại Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg và khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg đã hỗ trợ học sinh, sinh viên trang trải chi phí học tập, sinh hoạt, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại,...

c. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", các quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội hưởng ứng, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc.

d. Nhiều địa phương tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần, sức khoẻ cho người cao tuổi bằng các nguồn lực xã hội hoá, duy trì các hoạt động thăm khám, chăm sóc sức khoẻ, các phong trào văn hoá, thể dục thể thao dành cho người cao tuổi. Những hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dân số trong cả nước.

Xem đáp án » 05/04/2024 102

Câu 4:

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết thế nào là an sinh xã hội.

- Nhận xét kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Kể tên các chính sách an sinh xã hội và nêu ý nghĩa của từng chính sách.

Xem đáp án » 05/04/2024 95

Câu 5:

Em hãy trình bày bài thuyết trình về vai trò của chính sách an sinh xã hội và nêu ví dụ để làm rõ vai trò của chính sách đó.

Xem đáp án » 05/04/2024 59

Câu 6:

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại tỉnh B tích cực hỗ trợ người dân vùng lũ lụt tiền, quà cứu trợ sớm vượt qua khó khăn, ổn định đời sống và sản xuất.

b. Chủ doanh nghiệp A đã tham gia đóng góp vào Quỹ xoá đói giảm nghèo của địa phương. Đồng thời, vận động người thân giúp đỡ các hộ gia đình gặp khó khăn,  giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

c. Doanh nghiệp T không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

- Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể qua các trường hợp trên?

- Theo em, học sinh thực hiện trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội như thế nào?

Xem đáp án » 05/04/2024 53

Bình luận


Bình luận