Câu hỏi:
19/02/2020 486Cho cây (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 51% cây thân cao, hoa đỏ; 24% cây thân cao, hoa trắng; 24% cây thân thấp, hoa đỏ; 1% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 có 1% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
(2) F1 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
(3) Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F1, có 2/3 số cây dị hợp tử về 2 cặp gen.
(4) Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1, xác suất lấy được cây thuần chủng là 2/3.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án A
Đây là phép lai 2 tính trạng
Xét sự phân li chiều cao : 3 cao : 1 thấp → A – cao >> a – thấp
Xét sự phân li màu sắc hoa : 3 đỏ :1 trắng → B – đỏ >> b trắng
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình chung → 51 : 24 : 24 :1 ≠ (3:1) (3:1). Hai gen cùng nằm trên 1 NST và có hóan vị gen
P dị hợp hai cặp gen :
Xét F1 có aa, bb = 0,01 = 0,1 x 0,1 → P Ab/aB ; P hoán vị với tần số 20% nên tỉ lệ cá giao tử được tạo ra là : Ab= aB = 0,4 ; AB = ab = 0,1
Tỉ lệ cây F1 AB/AB = 0,1 x 0,1 = 0,01 , 1 đúng
F1 thân cao hoa đỏ là : A-B- gồm 5 kiểu gen : AB/AB; AB/aB ; AB/Ab; Ab/aB ; AB/ab , 2 đúng
Cây hoa đỏ ,thân cao dị hợp 2 cặp gen là : (0,4 x 0,4 + 0,1 x0,1 ) x 2 = 0,34
Trong tổng số cây thân cao hoa đỏ ở F1 cây dị hợp 2 cặp gen là 0,34 : 0,51 = 2/3 , 3 đúng
Cây thân thấp hoa đỏ ở F1 có ( aa,BB và aa,Bb ). Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1, xác suất lấy được cây thuần chủng là :0,4 x 0,4 / 0,24 = 2/3 , 4 đúng
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở người, kiểu gen HH qui định bệnh hói đầu, hh qui định không hói đầu, kiểu gen Hh qui định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ. Ở một quần thể đạt trạng thái cân bằng về tính trạng này, trong tổng số người bị bệnh hói đầu, tỉ lệ người có kiểu gen đồng hợp là 0,1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Những người có kiểu gen đồng hợp trong quần thể có tỉ lệ là 0,84.
(2) Tỉ lệ người nam bị bệnh hói đầu cao gấp 18 lần tỉ lệ người nữ bị hói đầu trong quần thể.
(3) Trong số người nữ, tỉ lệ người mắc bệnh hói đầu là 10%.
(4) Nếu người đàn ông hói đầu kết hôn với một người phụ nữ không bị bệnh hói đầu trong quần thể này thì xác suất họ sinh được 1 đứa con trai mắc bệnh hói đầu là 119/418.
Câu 2:
Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định thoa vàng; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho cây hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu được gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây hoa vàng, quả tròn thuần chủng chiếm 4%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
(I) có 59% số cây hoa đỏ, quả tròn.
(II) có 10 loại kiểu gen.
(III) có 8% số cây đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
(IV) có 16% số cây hoa vàng, quả tròn.
Số câu không đúng là:
Câu 3:
Các nhân tố nào dưới đây làm thay đổi tần số alen nhanh và được xem là các nhân tố gây nên sự tiến hóa mạnh trong sinh giới?
Câu 4:
Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu 5:
Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển.... ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
(4) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
Câu 6:
Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào →Tôm→ Cá rô→ Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
(2) Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
(3) Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(4) Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.
Câu 7:
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Alen D quy điṇ h mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy điṇ h mắt trắng; gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Cho ruồi đực và ruồi cái (P) đều có thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với nhau, thu được F1 có 5% ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 có 35% ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
(2) F1 có 10% ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.
(3) F1 có 46,25% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ.
(4) F1 có 1,25% ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ.
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!