Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Biến đổi cấu trúc câu là thay đổi kiểu cấu tạo câu mà không làm thay đổi cơ bản nghĩa của câu. Sự biến đổi cấu trúc câu của câu thường nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tăng cường sự liên kết câu hoặc làm cho cách diễn đạt phong phú, sinh động hơn. Các kiểu biến đổi cấu trúc câu thường gặp là:
+ Thay đổi trật tự các thành phần trong câu. Ví dụ, chuyển vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Hạ Long vào buổi sớm mùa xuân thật huyền ảo. Giữa màn sương bạc mông lung, nhấp nhô thấp thoáng những đỉnh đảo xanh đen, bồng bềnh lúc ẩn, lúc hiện.” (Thi Sảnh)
+ Biến đổi câu chủ động (câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt đông tác động vào đối tượng) thành câu bị động (câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hoạt động). Ví dụ: “Chất đã hất đổ chiếc lọ thuỷ tinh từ trên bàn xuống.” (Trần Đức Tiến) => Chiếc lọ thuỷ tinh đã bị Chất hất đổ từ trên bàn xuống.
- Mở rộng cấu trúc câu là thêm thành phần phụ, thành phần biệt lập cho câu hoặc mở rộng các thành phần câu nhằm biểu thị rõ ràng, chính xác nội dung cần diễn đạt hoặc thể hiện các sắc thái tình cảm, sự đánh giá của người nói (người viết) đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu. Ví dụ, trong câu “Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.” (Tô Hoài), trạng ngữ (in đậm) được thêm vào để nêu rõ bối cảnh (thời gian) của đặc điểm (toàn màu vàng) mà tác giả miêu tả ở vị ngữ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
về câu hỏi!