Câu hỏi:
11/07/2024 3,112Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong bốn đoạn thơ tiếp theo. Liệt kê những hình ảnh, chi tiết đáng chú ý trong bốn đoạn thơ này và nhận xét về sự khác biệt trong phản ứng và cảm xúc của người chị qua các đoạn thơ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Biện pháp tu từ điệp ngữ nhân mạnh hành trình nỗ lực kiếm tìm không mệt mỏi của nhân vật trữ tình, miêu tả tâm trạng của chị qua bốn lần nhận lá được diễn tả ở những cung bậc tình cảm khác nhau
+ Để diễn tả lần thứ nhất Em đưa Lá, câu thơ đã chỉ ra thời gian rất ngắn – “Hai ngày sau Em tìm thấy Lá”. Vẫn là thơ lục bát, nhưng cách ngắt nhịp 3/4 và cách sử dụng thanh điệu lại không theo lối truyền thống, bởi năm thanh bằng đứng đầu và hai thanh trắc- “thấy Lá” đứng cuối, hai danh từ Em và Lá được viết hoa. Điều đó đã cho thấy tình thực của Em khá rõ- rất yêu Chị.
+ Lần thứ hai, Em đưa Lá vào thời gian sau một năm. Vậy là từ “hai ngày” sang “mùa đông năm sau”, cái “lắc đầu” của Chị có cảm giác nhẹ hơn cái giận dữ ban đầu, Chị đã lờ đi như một sự phủ nhận. Đến ngày cưới, thì thực sự Chị đã yên phận. Trong cái yên phận ấy dường như còn có cả niềm vui bên trong nên “Chị cười, xe chỉ ấm trôn kim”.
+ Lần thứ ba, chị xoè lòng bàn tay, nhìn thời gian trôi đi như cả đời người vậy qua kẽ những ngón tay ấp vào mặt. Động tác ấy của Chị như để che dấu một điều gì.
+ Lần thứ tư, Chị thừa nhận một cách âm thầm, đau khổ, không nói ra cho Em biết, cũng không dám nhìn vì sợ nhìn thì càng đau khổ thêm. Cũng có thể lần này, Chị thấy tình của Em chân thật quá, vĩ đại trùm lấp cả Chị.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những hình ảnh trong hai đoạn đầu cho bạn biết điều gì về tâm tư của người chị và cảm xúc của chủ thể trữ tình đối với chị?
Câu 3:
Điều bạn ấn tượng nhất về bài thơ là gì? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
về câu hỏi!