Câu hỏi:
13/07/2024 12,331Có hai ống nghiệm được đánh số (1) và (2). Ống nghiệm (1) chứa 3 mL nước cất và 3 giọt dung dịch calcium chloride bão hòa, ống nghiệm (2) chứa 3 mL nước xà phòng và 3 giọt dung dịch calcium chloride bão hòa. Lắc đều các ống nghiệm.
a) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.
b) Cũng làm thí nghiệm như trên nhưng thay nước xà phòng bằng nước giặt rửa. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) * Hiện tượng:
- Ống nghiệm (1): Dung dịch đồng nhất trong suốt, không màu.
- Ống nghiệm (2): Xuất hiện kết tủa trắng.
* Giải thích:
- Ống nghiệm (1): Dung dịch đồng nhất trong suốt, không màu do CaCl2 tan nhiều trong nước.
- Ống nghiệm (2): Xà phòng kết hợp với ion Ca2+ tạo muối calcium của các acid béo kết tủa.
b) Thay nước xà phòng bằng nước giặt rửa
* Hiện tượng: Tạo dung dịch đồng nhất.
* Giải thích: Nước giặt rửa không bị kết tủa với ion Ca2+.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Nước cất.
B. Dung dịch sodium hydroxide.
C. Dung dịch nước Javel.
D. Dung dịch xà phòng.
Câu 3:
So sánh chất giặt rửa tổng hợp với chất giặt rửa tự nhiên về tính tiện dụng, tính kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường.
Câu 4:
Hãy cho biết vai trò của phần ưa nước và phần kị nước trong phân tử muối của acid béo trong cơ chế giặt rửa của xà phòng.
Câu 5:
Hãy chỉ ra phần ưa nước và phần kị nước trong phân tử chất giặt rửa tổng hợp (1) và (2).
Câu 6:
Vì sao khi điều chế lượng nhỏ xà phòng trong phòng thí nghiệm lại sử dụng bát sứ? Việc dùng bát nhôm hoặc xoong nhôm để làm thí nghiệm này có phù hợp không?
về câu hỏi!