Câu hỏi:
11/07/2024 173Thí nghiệm 2: Tác dụng với oxygen
Dùng panh lấy mẩu kim loại (Li, Na hoặc K) cho vào muỗng đốt hoá chất (muỗng được xuyên qua một nút cao su). Đốt kim loại trong muỗng trên ngọn lửa đèn cồn và đưa nhanh vào bình tam giác chịu nhiệt chứa khí oxygen. Đậy nhanh nút cao su gắn với muỗng vào miệng bình tam giác.
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng thí nghiệm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hiện tượng: Các mẩu kim loại nóng chảy khi hơ trên lửa đèn cồn và bốc cháy mãnh liệt trong bình khí oxygen, xuất hiện khói trắng.
- Li khi cháy cho ngọn lửa đỏ tía.
- Na khi cháy cho ngọn lửa màu vàng.
- K khi cháy cho ngọn lửa màu tím.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nguyên tố nhóm IA và một số hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn (Hình 17.1).
a) Nêu một số ứng dụng của đơn chất và hợp chất của nguyên tố nhóm IA mà em biết.
b) Kim loại nhóm IA có những tính chất vật lí và tính chất hoá học đặc trưng nào?
Câu 2:
Ống dẫn nước của bồn rửa bát thường có lớp dầu, mỡ bám vào. Tìm hiểu để giải thích vì sao nên dùng soda, không nên dùng baking soda để tẩy rửa lớp bám này.
Câu 3:
Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa Na lần lượt với H2O, Cl2 và O2.
Câu 4:
Các kim loại kiềm khác nhau về những đặc điểm nào sau đây?
(1) Cấu hình electron của nguyên tử.
(2) Số electron hoá trị của nguyên tử.
(3) Số oxi hoá trong các hợp chất.
(4) Mức độ thể hiện tính khử.
Câu 5:
Hãy nêu công thức hoá học của hai hợp chất sodium và hai hợp chất potassium có nhiều ứng dụng trong thực tế mà em biết.
Câu 6:
Dùng panh lấy mẩu kim loại (Li, Na hoặc K) cho vào chậu thuỷ tinh chứa khoảng 1/3 thể tích nước. Thêm vài giọt dung dịch phenolphthalein vào chậu sau khi kim loại tan hết.
Yêu cầu: Nêu các hiện tượng và so sánh mức độ phản ứng.
về câu hỏi!