Câu hỏi:
25/04/2024 518Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo nguyên tử và tính chất giữa kim loại nhóm IIA với kim loại kiềm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Giống nhau:
+ Bán kính nguyên tử lớn hơn so với các nguyên tố khác trong cùng chu kì, số electron lớp ngoài cùng ít.
+ Là kim loại nhẹ, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp.
+ Có tính khử mạnh thể hiện qua các phản ứng tác dụng với các chất như phi kim (O2, Cl2, …), H2O, …
- Khác nhau:
|
Kim loại kiềm |
Kim loại nhóm IIA |
Cấu tạo nguyên tử |
- Có 1e lớp ngoài cùng - Có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối. |
- Có 2e lớp ngoài cùng - Có 3 kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối, lập phương tâm diện và lục phương. |
Tính chất vật lý |
- Khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. |
- Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy biến đổi không theo xu hướng nhất định. |
Tính chất hóa học |
- Tính khử rất mạnh M ⟶ M+ + 1e |
- Tính khử mạnh M ⟶ M2+ + 2e |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong cùng chu kì, kim loại nhóm IIA có tính khử mạnh hơn hay yếu hơn so với tính khử của kim loại nhóm IA? Giải thích.
Câu 2:
Vì sao khi có sự gia tăng nồng độ của carbon dioxide trong nước biển thì các rạn san hô và núi đá vôi có thể bị phá huỷ, xói mòn?
Câu 3:
Vì sao magnesium phȧn ứng rất chậm với nước?
Một số bọt khí hydrogen xuất hiện khi cho magnesium vào nước ở điều kiện thường
Câu 4:
Nguyên tố nhóm IIA và một số hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn (Hình 18.1).
a) Nêu một số ứng dụng của đơn chất và hợp chất của nguyên tố nhóm IIA mà em biết.
b) Kim loại nhóm IIA có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nào?
Câu 5:
Khi cho lượng soda phù hợp vào dung dịch có chứa cation Ca2+ và Mg2+ thì hai cation này sẽ bị tách ra khỏi dung dịch. Viết phương trình hoá học minh hoạ.
Câu 6:
Chuẩn bị:
- Hoá chất: Dung dịch BaCl2, CaCl2, cùng nồng độ 0,1 M; dung dịch CuSO4 5%.
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
Tiến hành: Cho 2 mL dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm (1), 2 mL dung dịch CaCl2 vào ống nghiệm (2). Cho từ từ từng giọt dung dịch CuSO4 vào mỗi ống nghiệm và lắc đều cho đến khi có kết tủa trong ống nghiệm thì dừng lại.
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng, so sánh thời điểm xuất hiện kết tủa trong mỗi ống nghiệm, giải thích.
về câu hỏi!