Câu hỏi:
12/07/2024 2,723Một loại nước có chứa nhiều CaCl2, Ca(HCO3)2, MgSO4 có tính cứng nào.
Quảng cáo
Trả lời:
Ta có:
Tính cứng tạm thời là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối sulfate, chloride của calcium và magnesium.
Tính cứng toàn phần gồm tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
Như vậy, loại nước có chứa nhiều CaCl2, Ca(HCO3)2, MgSO4 thì CaCl2, MgSO4 gây lên tính cứng vĩnh cửu còn Ca(HCO3)2 gây tính cứng tạm thời.
Vậy loại nước có chứa nhiều CaCl2, Ca(HCO3)2, MgSO4 có tính cứng toàn phần.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai?
(1) Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+.
(2) Nước chứa ít hoặc không chứa các cation Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.
(3) Soda, nước vôi trong, sodium phosphate có tác dụng làm mềm nước cứng.
(4) Phương pháp trao đổi ion làm giảm được cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(5) Sự đóng cặn calcium carbonate trong dụng cụ đun nước hay trong đường ống dẫn nước là một dấu hiệu của việc sử dụng nước cứng.
Câu 2:
Hoàn thành các phương trình hoá học dưới đây:
a) MgSO4(aq) + Na3PO4(aq) ⟶ ?
b) MgSO4(aq) + Ca(OH)2(aq) ⟶ ?
c) Ca(HCO3)2(aq)
d) Ca(OH)2(aq) + HCl(aq) ⟶ ?
Cho biết phản ứng nào có thể được sử dụng để làm mềm nước cứng.
Câu 3:
Sau một thời gian sử dụng, bạn Hà phát hiện đáy của ấm đun nước trong nhà có đóng lớp cặn màu trắng, Hà cho rằng đó là calcium carbonate.
a) Đề xuất thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán của Hà.
b) Nếu lớp cặn là calcium carbonate, hãy:
• Đề xuất cách tiến hành để loại bớt cation Ca2+ có trong nguồn nước sinh hoạt của nhà bạn Hà trước khi nấu.
• Đề xuất cách tiến hành để làm sạch lớp cặn calcium carbonate ở đáy của ấm đun nước.
Câu 4:
Viết phương trình hoá học của phản ứng giải thích hiện tượng tắc ống dẫn nước khi sử dụng nước cứng có chứa Mg(HCO3)2.
Câu 5:
Việc sử dụng nước chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+ có thể gây tắc ống dẫn nước do tạo cặn CaCO3 và MgCO3 (Hình 19.1).
Theo em, làm thế nào để làm giảm nồng độ các cation Ca2+ và Mg2+ trong nguồn nước trước khi sử dụng? Giải thích.
Câu 6:
Sử dụng lượng soda phù hợp có thể làm mất tính cứng toàn phần của nước không? Giải thích và minh hoạ bằng phương trình hoá học của phản ứng (nếu có).
2.1. Xác định công thức phân tử peptit
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P2)
1.1. Khái niệm
5.2. Dạng câu mệnh đề - phát biểu (P1)
Bài tập thủy phân(P1)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 5: Pin điện và điện phân
Tổng hợp bài tập Hóa vô cơ hay và khó (P3)
41 câu Trắc nghiệm Hóa 12 Cánh diều Chủ đề 8: Sơ lược về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất và phức chất
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận