Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Đề 1: Tìm ý cho bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương.
Mở đầu: Một lễ hội em được xem để lại cho em nhiều cảm xúc là lễ hội chọi gà tại quê của em.
Triển khai: Lễ hội rất đặc biệt vì được diễn ra thoải mái ở nhiều nơi, có thể là một bãi đất rộng, một góc đường chứ không cần một sân khấu, những chuẩn bị cầu kì như mọi lễ hội khác. Hoạt động diễn ra trong lễ hội chọi gà là hai con gà chọi sẽ chọi, đấu với nhau, xem con gà nào mổ, đạp khoẻ hơn. Những người có gà chọi trong làng đều có thể đến tham gia, mọi người ai muốn đều có thể tới xem.
Kết thúc: Lễ hội là một hoạt động ý nghĩa để gắn kết tình làng nghĩa xóm, những người có cùng đam mê với lễ hội chọi gà. Em đã được biết thêm một lễ hội, để lại trong em nhiều ấn tượng với hoạt động chọi gà thú vị và hấp dẫn.
* Đề 2: Tìm ý cho bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường hoặc lớp em.
Mở đầu: Trường em tổ chức một hoạt động ngoại khoá hấp dẫn trong một buổi chào cờ tuần trước, các chú công an về trường hướng dẫn chúng em cách sơ cứu người khi bị đuối nước.
Triển khai: Hoạt động này làm các bạn học sinh toàn trường háo hức, hưởng ứng rất nhiệt tình với những câu hỏi được đưa ra. Những lúc chú công an lấy tay nén vào ngực, hô hấp nhân tạo với búp bê, chúng em chăm chú theo dõi. Đó là các bước cơ bản để giúp một người đuối nước có thể đẩy nước ra ngoài, lấy lại sự thở được. Sau đó có ba bạn học sinh may mắn được trực tiếp thử nghiệm cho toàn trường xem. Các bạn hồi hộp, lo lắng nhưng vẫn thực hành được dưới sự hướng dẫn của người lớn.
Kết thúc: Qua hoạt động ngoại khoá này, chúng em đã biết thêm một kĩ năng quan trọng để giúp tránh đuối nước, cấp cứu người khác khỏi thời gian nguy hiểm. Hi vọng chúng em được theo dõi thêm nhiều hoạt động ngoại khoá bổ ích hơn nữa.
* Đề 3: Tìm ý cho bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết.
Mở đầu: Gói bánh chưng là hoạt động truyền thống hàng năm mà gia đình em đều thực hiện. Cả gia đình quây quần lại về nhà ông bà ngoại, gói bánh vào những ngày 27, 28 âm lịch.
Triển khai: Gói bánh chưng giữa những ngày cận Tết, quây quần cùng mọi người ở nhà làm em thấy háo hức và vui lắm. Mỗi người một việc, ông thì chẻ lạt; bà thì lau lá, cắt lá; bố và mẹ, cậu mợ cùng nhau đổ khuôn gói bánh; em và mấy đứa nhỏ cùng nhau háo hức theo dõi, xếp bánh gọn gàng một chỗ. Mọi người trò chuyện, kể biết bao nhiêu chuyện hàng ngày rồi cùng vui, cùng ca cho quên đi thời gian gói bánh. Phải mất tới cả buổi sáng, mọi người mới có thể gói hết 50 cái bánh chưng. Thật là một con số ấn tượng. Công đoạn còn lại chỉ còn chờ nấu bánh và trông bánh, vớt bánh nữa thôi!
Kết thúc: Gói bánh chưng thể hiện tiếp nối truyền thống, văn hoá cổ truyền của dân tộc, không quên phong tục, văn hoá của nước mình. Em sẽ tiếp tục noi gương, cùng gìn giữ văn hoá đẹp của dân tộc như gia đình mình.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết phiếu đọc sách theo mẫu ở bài tập 1 và dựa vào đó chia sẻ với các bạn những thông tin thú vị trong cuốn sách.
Câu 3:
Tìm từ ngữ gọi tên sản vật của một số địa phương mà em biết và nêu đặc điểm của những sản vật đó.
Câu 4:
Đặt một câu ghép nói về sản vật của một địa phương, trong câu có chứa từ ngữ đã tìm được ở bài tập 1.
Câu 5:
Tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện khi Thào A Sùng đã trưởng thành.
Câu 7:
Những búp chè trên cây cổ thụ
Tôi có một cậu bạn người Mông tên là Thào A Sùng. Mỗi lần gặp cậu, tôi lại được nghe cậu kể về bản làng Tà Xùa quê hương cậu, về những cây chè cổ thụ cao lớn ở đó với giọng tự hào. Cậu luôn trăn trở vì còn ít người biết đến chè Tà Xùa.
Một lần, huyện tôi tổ chức cuộc thi "Bảy sắc cầu vồng" giữa các trường. Chúng tôi gặp nhau trong một trận đấu. Chỉ còn câu hỏi cuối cùng khi tỉ số đang nghiêng về trường tôi.
– Quê hương Bắc Yên của chúng ta có loại chè rất ngon. Em biết gì về loại chè ấy?
Tim tôi đập mạnh. Đèn bên đội Thào A Sùng loé sáng. Cậu từ từ đứng lên.
– Thưa cô,... Đó là chè ở Tà Xùa quê em ạ.
– Đúng rồi! Em biết những gì về chè Tà Xùa?
– Chè Tà Xùa được làm từ những búp chè to, dưới lá có lớp lông tơ mịn, trắng như tuyết, mọc trên những cây cổ thụ cao lớn. Nước chè khi pha có màu vàng ánh xanh, thơm ngan ngát. Mẹ em bảo khi uống, vị ban đầu sẽ hơi chát, sau đó đọng lại là vị ngọt. Chè ngon, nhưng cây chè còn ít, nên không được nhiều người biết đến ạ.
– Em có ước mơ nào cho chè Tà Xùa không?
Cậu cười, ánh mắt tràn ngập khát khao.
– Em ước làm kĩ sư nông nghiệp để giúp bản trồng được nhiều chè hơn. Em sẽ mang chè Tà Xùa đi khắp thế giới.
Hội trường rộ tiếng vỗ tay. Trong phút chốc, chúng tôi như quên mất cuộc thi, chỉ xôn xao hỏi nhau về cây chè quê hương.
Buổi tối, Thào A Sùng đến nhà tôi chơi. Mẹ tôi nói ngày mai sẽ đến Tà Xùa để mua chè. Mẹ bảo cứ nghĩ đến chén nước chè trong veo, hương thiên nhiên nồng nàn, nóng đến sưởi ấm bàn tay là muốn đến Tà Xùa ngay.
Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng.
(Theo Nguyễn Hương)
về câu hỏi!