Câu hỏi:
13/07/2024 1,281Kể tên và xác định phạm vi, ranh giới các miền, vùng khí hậu ở nước ta. Nếu ảnh hưởng của địa hình tới sự phân hóa các miền, vùng khí hậu đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trang Atlat sử dụng: trang 9.
1. Miền khí hậu
- Nước ta có hai miền khí hậu là miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam.
+ Phạm vi miền khí hậu phía Bắc tương ứng với hai miền tự nhiên là Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ và Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ Phạm vi miền khí hậu phía nam tương ứng với miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Ranh giới của hai miền khí hậu được xác định là sườn phía bắc của dãy núi Bạch Mã.
2. Vùng khí hậu
Ở mỗi miền khí hậu lại chia thành các vùng khí hậu. Cụ thể như sau: Miền khí hậu phía Bắc chia thành bốn vùng khí hậu:
+ Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ: toàn bộ phần lãnh thổ phía tây dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ: toàn bộ vùng đồi núi phía đông dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ: toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và phía bắc Nghệ An.
+ Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ: từ phía nam Nghệ An tới phía bắc dãy Bạch Mã.
- Miền khí hậu phía Nam chia thành ba vùng khí hậu:
+ Vùng khí hậu Nam Trung Bộ: toàn bộ phần lãnh thổ dọc duyên hải từ Đà Nẵng tới Mũi Dinh (Ninh Thuận).
+ Vùng khí hậu Tây Nguyên: Các cao nguyên và vùng núi thuộc Trường Sơn Nam.
+ Vùng khí hậu Nam Bộ: từ Mũi Dinh trở vào phía Nam.
3. Ảnh hưởng của địa hình
- Độ cao địa hình là yếu tố chính tạo nên sự phân hóa vùng khí hậu ở một số vùng khí hậu như: vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ; vùng khí hậu Nam Trung Bộ và vùng khí hậu Tây Nguyên.
- Một số dãy núi đóng vai trò là ranh giới của các miền, vùng khí hậu.
Cụ thể:
+ Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa hai miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. + Dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa vùng khí hậu Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
b. Tại sao ở nước ta, vấn đề quan trọng hàng đầu đối với vùng kinh tế là chuyên môn hoá sản xuất?
Câu 2:
Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 3:
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 4:
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007.
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) |
8304,7 7207,4 |
1196,4 1111,7 |
3719,8 3683,1
|
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó sản lượng lúa (nghìn tấn) |
40247,4 35942,7 |
6644,9 6291,5 |
18882,6 18229,2 |
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) |
49,9 |
56,1 |
50,7 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) |
466,8 |
361 |
1076,9 |
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn lực và tình hình sản xuất lương thực.
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
30 câu trắc nghiệm Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có đáp án
73 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên có đáp án
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
25 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đáp án
149 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên
về câu hỏi!