Câu hỏi:
13/07/2024 1,944Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy phân tích trạm khí hậu Sa Pa.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trang Atlat sử dụng: trang 9, trang 13
1. Vị trí địa lí và độ cao của trạm
Trạm Sa Pa nằm ở khoảng vĩ độ 22°20'B, độ cao trên 1500m.
2. Sa Pa nằm ở vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, thuộc miền khí hậu phía Bắc với đặc điểm:
- Mùa đông lạnh, tương đối ít mưa (nửa cuối mùa đông ấm và ẩm hơn).
- Mùa hạ nóng, mưa nhiều.
3. Đặc điểm chế độ nhiệt
- Nhiệt độ trung bình năm của Sa Pa khoảng 15°C (hoặc dưới 18C quan sát theo bản đồ nhiệt độ trung bình năm) thấp hơn so với trung bình của nước ta.
Giải thích:
+ Do Sa Pa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Nhiệt độ Sa Pa chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình theo quy luật cứ lên cao khoảng 100m nhiệt độ giảm trung bình khoảng 0,6°C. (Ngoài ra có thể thêm lí do Sa Pa nằm ở phía Bắc, gần chí tuyến hơn là gần Xích đạo).
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất rơi vào tháng VII, đạt khoảng 18°C.
Giải thích:
Do đây là thời kì Mặt Trời chuyển động biểu kiến ở gần chí tuyến Bắc nên Sa Pa nhận được lượng nhiệt lớn.
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất rơi vào tháng I, chỉ đạt khoảng 7C.
Giải thích:
Do đây là khoảng thời gian Mặt Trời chuyển động biểu kiến về nửa cầu Nam nên lượng nhiệt nhận được giảm so với thời gian trước. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do trong khoảng thời gian này Sa Pa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Sa Pa là khoảng 11C, so với mức trung bình của cả nước.
Giải thích:
Do Sa Pa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ giảm rõ rệt trong thời kì mùa đông. Ngoài ra Sa Pa cũng nằm gần chí tuyến nên độ chênh góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm lớn hơn so với nhiều địa điểm khác ở phía nam.
4. Đặc điểm chế độ mưa
- Tổng lượng mưa trung bình năm của Sa Pa lớn, đạt khoảng 2400 - 2800mm do Sa Pa nằm ở vị trí đón gió.
- Chế độ mưa của Sa Pa có sự phân mùa:
+ Mùa mưa:
• Kéo dài trong 8 tháng: từ tháng IV đến tháng XI.
• Tổng lượng mưa mùa mưa là khoảng trên 2000mm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VIII với lượng mưa gần đạt 500mm.
Giải thích:
Do đây là thời kì hoạt động mạnh của gió mùa mùa hạ.
+ Mùa khô:
• Diễn ra từ tháng XII đến tháng III.
• Tổng lượng mưa mùa khô đạt khoảng trên 300mm.
Giải thích:
Do đây là thời kì chịu tác động của gió mùa Đông Bắc với tính chất khô, lạnh.
Từ đó có thể thấy mặc dù có sự phân mùa, nhưng sự tương phản giữa mùa khô và mùa mưa không sâu sắc và không khắc nghiệt như nhiều trạm ở phía Nam nước ta, bởi ngay cả trong mùa khô thì lượng mưa cũng khá cao.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
b. Tại sao ở nước ta, vấn đề quan trọng hàng đầu đối với vùng kinh tế là chuyên môn hoá sản xuất?
Câu 2:
Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 3:
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Câu 6:
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
149 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 9 có đáp án
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 10 có đáp án
73 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên có đáp án
về câu hỏi!