Câu hỏi:
13/07/2024 613Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai trạm khí hậu Hà Nội và Sa Pa và rút ra kết luận cần thiết.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trang Atlat sử dụng: trang 9, trang 13.
1. Khái quát vị trí, độ cao hai trạm:
- Hà Nội thuộc miền tự nhiên Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, ở vĩ độ khoảng 21°B, độ cao dưới 50m.
- Sa Pa thuộc miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, ở vĩ độ khoảng 22°20'B, độ cao từ 1500 – 2000m.
2. Giống nhau
- Cả hai trạm cùng nằm trong miền khí hậu phía Bắc với đặc điểm có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông rét, ẩm ướt; mùa hè nóng, mưa nhiều.
- Đặc điểm chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của cả hai trạm đều cao và rơi vào tháng VII và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất của hai trạm đều vào tháng I.
Giải thích:
Do trùng với chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
+ Biên độ nhiệt độ năm của hai trạm đều khá cao so với mức trung bình cả nước.
Giải thích:
Do trong năm có thời kì chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa Đông Bắc.
- Xét đặc điểm chế độ mưa:
+ Cả hai trạm đều có tổng lượng mưa trung bình năm lớn.
Giải thích:
Do chịu tác động của gió mùa cùng hàng loạt các nhân tố gây mưa khác như dải hội tụ nhiệt đới, frông cực...
+ Cả hai trạm đều có chế độ mưa phân mùa rõ rệt, mùa mưa vào thời kì hạ – thu.
Giải thích:
Do chịu tác động của hoàn lưu gió mùa.
2. Khác nhau
- Sa Pa thuộc vùng khí hậu Đông Bắc Bộ với đặc điểm nổi bật là nhiệt độ vào mùa đông xuống thấp do ảnh hưởng của độ cao.
- Hà Nội thuộc vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ.
a. Đặc điểm chế độ nhiệt:
- Nền nhiệt độ của Hà Nội cao hơn so với Sa Pa. Dẫn chứng (Dựa vào đường biểu diễn nhiệt độ của hai trạm, bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII):
+ Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội từ 20 – 24°C, Sa Pa là từ dưới 18C.
+ Hà Nội chỉ có 3 tháng nhiệt độ thấp dưới 20°C còn Sa Pa không có tháng nào nhiệt độ đạt trên 20°C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất của Hà Nội khoảng 17°C, Sa Pa là 10C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của Hà Nội khoảng 28°C, của Sa Pa là khoảng 18°C.
Giải thích:
Do Sa Pa nằm ở độ cao lớn vì thế nền nhiệt độ chịu tác động của quy luật đại cao (trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm khoảng 0,6°C).
b. Đặc điểm chế độ mưa:
- Tổng lượng mưa trung bình năm và lượng mưa trung bình các tháng của Sa Pa cao hơn so với Hà Nội. Dẫn chứng:
+ Hà Nội có lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 2000mm, Sa Pa có lượng mưa trung bình năm từ 2400 – 2800mm.
+ Hà Nội có tháng đạt lượng mưa cao nhất là khoảng 320mm (tháng VIII) còn ở Sa Pa tháng đạt lượng mưa cao nhất lên đến gần 500mm (tháng VIII).
+ Vào tháng có lượng mưa thấp nhất, Hà Nội chỉ đạt khoảng 15mm còn Sa Pa đạt khoảng 50mm.
Giải thích:
Do Sa Pa nằm ở độ cao lớn và đón gió.
Như vậy, ngoài những nét tương đồng, giữa hai trạm khí hậu Sa Pa và Hà Nội có nhiều điểm khác biệt nhất là về chế độ nhiệt. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do chênh lệch về độ cao.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 2:
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 3:
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007.
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) |
8304,7 7207,4 |
1196,4 1111,7 |
3719,8 3683,1
|
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó sản lượng lúa (nghìn tấn) |
40247,4 35942,7 |
6644,9 6291,5 |
18882,6 18229,2 |
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) |
49,9 |
56,1 |
50,7 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) |
466,8 |
361 |
1076,9 |
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn lực và tình hình sản xuất lương thực.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
về câu hỏi!