Câu hỏi:
13/07/2024 705Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trang Atlat sử dụng: trang 9, trong 13, trang 14.
1. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình
* Thể hiện qua sự phân hóa nhiệt độ: Do tính chất càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 C
- Nền nhiệt độ trung bình năm của phần lớn khu Đông Bắc là từ 20 - 24C trong khi ở một số vùng núi cao Tây Bắc nhiệt độ trung bình năm chỉ đạt dưới 18C.
- Nền nhiệt độ trung bình năm ở duyên hải Nam Trung Bộ là trên 24°C trong khi ở trên cao nguyên Tây Nguyên nhiệt độ trung bình năm chỉ đạt dưới 18C.
Hoặc qua hai trạm khí hậu có vì độ chênh lệch nhỏ:
+ Đà Lạt (độ cao 1000 – 1500m) có nhiệt độ trung bình năm dưới 20°C.
+ Nha Trang (độ cao 0 - 50m) có nhiệt độ trung bình năm 26°C.
* Thể hiện qua sự phân hóa tổng lượng mưa:
Do những nơi cao thường đón gió và mưa nhiều hơn nơi thấp. Dẫn chứng qua hai trạm:
- Đà Lạt (cao 1000 - 1500m) có tổng lượng mưa 1600 - 2000mm/năm.
- Nha Trang (cao từ 0 - 50m) có tổng lượng mưa 800 – 1600mm/năm.
* Sự phân hóa theo chiều Bác - Nam chủ yếu là do mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, do chênh lệch vĩ độ, song yếu tố địa hình góp phần tạo nên sự phân hóa đó.
Thể hiện rõ nhất là qua hai dãy núi chạy theo hướng đông – tây lan sắt ra biển là Hoành Sơn và Bạch Mã, đặc biệt là dãy núi Bạch Mã.
Qua hai trạm Đồng Hới và Đà Nẵng (có độ chênh vĩ độ không đáng kể) (dẫn chứng qua số tháng nhiệt độ dưới 20°C,...).
2. Sự phân hóa theo hướng sườn
* Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh trong khi đó ở miền Tây Bắc lại có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh vừa:
- Lạng Sơn (Đông Bắc) có 6 tháng nhiệt độ dưới 20°C (từ tháng XI đến tháng IV) và có nhiệt độ thấp nhất 13°C (tháng1) – mùa đông kéo dài.
- Điện Biên Phủ (Tây Bắc) có 4 tháng nhiệt độ dưới 20°C, nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất cũng đạt 17C, cao hơn Lạng Sơn – mùa đông ngắn hơn Lạng Sơn.
Giải thích:
+ Do miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có các dãy núi hình cánh cung (cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng về phía Bắc, quay bề lỗi ra biển và quy tụ ở khối núi Tam Đảo. Do đặc điểm hướng núi như vậy nên vùng chịu tác động mạnh mẽ, kéo dài của gió mùa Đông Bắc (các đợt gió yếu đầu hoặc cuối mùa cũng dễ lọt qua các thung lũng để tác động đến miền) chính vì vậy đã làm miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông đến sớm.
+ Ở Tây Bắc, do có dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ chạy theo hướng tây bắc – đông nam có tác dụng chắn gió mùa Đông Bắc, nên chỉ có những đợt gió mạnh giữa mùa mới đủ sức vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn để tác động đến Tây Bắc và khi đó tính chất lạnh cũng giảm đi. Vì vậy Tây Bắc có mùa đồng đến muộn và kết thúc sớm.
* Ở miền Trung nước ta do ảnh hưởng của dải Trường Sơn là chính.
- Duyên hải miền Trung có chế độ mưa thu - đông, mùa hạ nóng, khô. Dẫn chứng: Qua hai trạm Đà Nẵng, Nha Trang: cả hai trạm đều có mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII, và mùa khô từ tháng 1 đến tháng VIII.
Giải thích:
Do nằm ở sườn khuất gió mùa Tây Nam nên mùa hạ mưa rất ít, nhiệt độ cao do chịu hiệu ứng phơn khi gió Tây Nam vượt dãy Trường Sơn ra biển. Còn vào mùa đông, do ở vị trí đón gió Đông Bắc thổi từ biển đến nên Duyên hải miền Trung mưa nhiều, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ do có hướng núi gần như vuông góc với gió Đông Bắc (dãy Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc – đông nam).
- Tây Nguyên có mưa mùa hạ, khô sâu sắc vào động. Dẫn chứng: qua trạm Đà Lạt: Đà Lạt có mùa mưa từ tháng IV đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng III với lượng mưa thấp.
Giải thích:
Do Tây Nguyên nằm ở vị trí đón gió Tây Nam nên mưa nhiều vào mùa hạ, còn mùa đông do chịu hiệu ứng phơn của gió mùa Đông Bắc nên mưa ít.
Điểm đặc biệt nữa ở chế độ mưa do yếu tố hướng địa hình quy định đó là chế độ mưa cực đoan (so với cả nước): ở vùng cực Nam Trung Bộ (Phan Rang) có lượng mưa dưới 800mm/năm).
Giải thích:
Do trong khu vực có các dãy núi chạy theo hướng tây nam, đông bắc song song với hướng thổi của hai loại gió mùa nên mưa ít.
* Các địa phương ở sườn đón gió từ biển thổi vào luôn có lượng mưa lớn hơn các địa phương nằm khuất gió.
- Móng Cái: Cổ lượng mưa 2400 – 3250mm/năm còn Lạng Sơn chỉ đại 800-1600mm/năm.
Giải thích:
Do Móng Cái nằm ở sườn đón gió Đông Nam của cánh cung Đông Triều còn Lạng Sơn nằm ở sườn khuất gió.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 2:
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 3:
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007.
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) |
8304,7 7207,4 |
1196,4 1111,7 |
3719,8 3683,1
|
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó sản lượng lúa (nghìn tấn) |
40247,4 35942,7 |
6644,9 6291,5 |
18882,6 18229,2 |
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) |
49,9 |
56,1 |
50,7 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) |
466,8 |
361 |
1076,9 |
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn lực và tình hình sản xuất lương thực.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
về câu hỏi!