Câu hỏi:
13/07/2024 1,094Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
b. Giải thích vì sao chế độ nước của sông Hồng lại thất thường.
Sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ hai ở nước ta. So với sông Mê Công thì sông Hồng có chế độ nước thất thường hơn. Nguyên nhân là do chế độ nước sông Hồng chịu tác động tổng hợp của các nhân tố sau:
* Đặc điểm địa chất
Phần trung lưu từ Lào Cai – Việt Trì qua miền đá cứng khó thấm nước, làm cho nước sông lên nhanh, rút nhanh. Phần hạ lưu từ Việt Trì ra đến biển qua vùng sỏi cát..dễ thấm nước làm cho nước sông lên xuống chậm.
* Độ dốc
- Đoạn trung lưu chảy trên miền đứt gãy, có độ cao trung bình 500 – 1000m, lòng sông dốc, nước chảy nhanh.
- Đoạn từ Việt Trì ra đến cửa biển chảy trên nền địa hình thấp dưới 50m, sông uốn khúc quanh co, nước chảy chậm.
* Khí hậu và lưu vực
- Trên lưu vực sông đều có mùa mưa giống nhau, mưa về mùa hè, lượng mưa lớn (như trạm Sa Pa có lượng mưa trung bình năm từ 2400 – 2800mm/năm, mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng XI..) làm cho nước sông dâng cao.
- Lưu vực sông có dạng nan quạt cộng với mùa mưa trùng nhau trên toàn lưu vực làm cho lũ ở ba sông: sông Đà, sông Lô, sông Thao dồn về Việt Trì nhanh và đột ngột.
- Hiện nay có hồ thủy điện Thác Bà trên sông Chảy, hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà đã phần nào hạn chế tính chất thất thường của chế độ nước sông.
* Thảm thực vật
- Trên lưu vực sông, phần lãnh thổ ở Tây Bắc và Đông Bắc tỉ lệ che phủ của rừng còn thấp làm cho nước dâng lên nhanh.
→ Tổng hợp của các nhân tố trên làm cho chế độ nước sông Hồng lên xuống thất thường.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 2:
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 3:
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007.
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) |
8304,7 7207,4 |
1196,4 1111,7 |
3719,8 3683,1
|
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó sản lượng lúa (nghìn tấn) |
40247,4 35942,7 |
6644,9 6291,5 |
18882,6 18229,2 |
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) |
49,9 |
56,1 |
50,7 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) |
466,8 |
361 |
1076,9 |
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn lực và tình hình sản xuất lương thực.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
về câu hỏi!