Câu hỏi:
13/07/2024 1,140Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nêu và giải thích sự phân bố các thảm thực vật ở nước ta.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các trang Atlat sử dụng: trang 11, trang 12, trang 13, trang 14, trang 15.
Do đặc điểm về địa hình, khí hậu, đất... có sự phân hóa đa dạng cùng với những tác động của con người nên các thảm thực vật ở nước ta khá đa dạng. Các thảm thực vật chính ở nước ta bao gồm:
- Rừng kín thường xanh:
+ Chiếm diện tích lớn, phân bố tập trung ở rìa tây Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Bắc Kạn và rải rác ở một số khu vực khác.
+ Giải thích: đây là thảm thực vật nguyên sinh đặc trưng ở nước ta. Trước đây che phủ hầu hết miền đồi núi nhưng do bị chặt phá nên hiện chỉ còn ở một số nơi có điều kiện bảo tồn.
- Rừng thưa:
+ Phân bố tập trung ở Tây Nguyên, phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Giải thích: đây là những khu vực có lượng mưa khá thấp, mùa khô kéo dài.
- Rừng tre nứa: phân bố rải rác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
- Rừng ngập mặn:
+ Phân bố tập trung ở ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và rải rác ở Đồng bằng sông Hồng.
+ Giải thích: đây là các khu vực có diện tích đất mặn đáng kể, khí hậu nhiệt đới, thích hợp với sự phát triển của các loại cây ngập mặn như được, sú, vẹt..
- Rừng trên núi đá vôi:
+ Phân bố rải rác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía tây Quảng Bình.
+ Giải thích: đó là những vùng có diện tích núi đá vôi lớn ở nước ta.
- Rừng ôn đới núi cao:
+ Chỉ xuất hiện ở vùng núi Hoàng Liên Sơn (diện tích nhỏ).
+ Giải thích: rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện từ độ cao 2600m trở lên, v thế chỉ ở dãy Hoàng Liên Sơn mới xuất hiện kiểu thảm thực vật này.
- Rừng trồng:
+ Phân bố rải rác ở hầu khắp các vùng, những vùng có diện tích đáng kể là phía nam hồ Thác Bà, phía bắc Buôn Ma Thuột...
+ Giải thích: do chủ trương phủ xanh đất trống, đồi trọc, hầu hết các tỉnh, nhất là các tỉnh miền núi đều tiến hành trồng rừng nhằm tăng độ che phủ của rừng.
- Trảng cỏ, cây bụi:
+ Chiếm diện tích lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, ngoài ra xuất hiện ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên...
+ Giải thích: đây là kiểu thảm thực vật hình thành chủ yếu trên phần diện tích rừng nguyên sinh bị tàn phá quá mức (không thể phục hồi như cũ) trước đây. Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có diện tích rừng bị chặt phá lớn nhất nên rất phát triển thảm thực vật này.
- Thảm thực vật nông nghiệp:
+ Phân bố rộng khắp cả nước nhưng tập trung nhất là ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
+ Giải thích: các vùng trên là những khu vực có địa hình bằng phẳng, dân cư tập trung đông, sản xuất nông nghiệp rất phát triển.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 2:
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 3:
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007.
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) |
8304,7 7207,4 |
1196,4 1111,7 |
3719,8 3683,1
|
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó sản lượng lúa (nghìn tấn) |
40247,4 35942,7 |
6644,9 6291,5 |
18882,6 18229,2 |
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) |
49,9 |
56,1 |
50,7 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) |
466,8 |
361 |
1076,9 |
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn lực và tình hình sản xuất lương thực.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
về câu hỏi!