Câu hỏi:
13/07/2024 872Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
1. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trang Atlat sử dụng: trang 13, trang 14, trang 15.
1. Dân cư nước ta phân bố không đều
a. Phân bố không đều giữa các vùng đồng bằng, ven biển với vùng núi và cao nguyên.
- Đồng bằng ven biển dân cư tập trung đông đúc với mật độ rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ cao từ 1001 – 2000 người
+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ từ 501 – 1000 người
- Miền núi và cao nguyên dân cư thưa thớt, mật độ thấp:
+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ chủ yếu dưới 50 người/ km 50 – 100 người
+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ chủ yếu dưới 100 người
b. Phân bố không đều giữa các đồng bằng
- Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần lớn lãnh thổ có mật độ cao từ 1001 – 2000 người
- Dải đồng bằng duyên hải miền Trung có mật độ phổ biến từ 101 - 200 người và từ 201 – 500 người
- Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn có mật độ dân số từ 101 – 200 người và 201 – 500 người phía tây tỉnh Long An và phía tây Kiên Giang chỉ có mật độ từ 50 – 100 người.
c. Ngay trong nội bộ các vùng dân cư phân bố cũng không đồng đều
- Đồng bằng sông Hồng: vùng trung tâm, ven biển phía đông và đông nam có mật độ cao trên 2000 người. Rìa phía bắc, đông bắc và phía tây nam đồng bằng mật độ chỉ từ 201 – 500 người.
- Đồng bằng sông Cửu Long: vùng ven sông Tiền có mật độ từ 501 - 1000 người, phía tây tỉnh Long An và phía tây Kiên Giang chỉ có mật độ từ 50 – 100 người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 2:
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 3:
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007.
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) |
8304,7 7207,4 |
1196,4 1111,7 |
3719,8 3683,1
|
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó sản lượng lúa (nghìn tấn) |
40247,4 35942,7 |
6644,9 6291,5 |
18882,6 18229,2 |
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) |
49,9 |
56,1 |
50,7 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) |
466,8 |
361 |
1076,9 |
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn lực và tình hình sản xuất lương thực.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
về câu hỏi!