Câu hỏi:
13/07/2024 205Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày đặc điểm của ngành trồng lúa và chăn nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Giải thích vì sao lại có những đặc điểm đó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trang Atlat sử dụng: trang 19.
1. Đặc điểm của ngành trồng lúa và chăn nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long
a. Ngành trồng lúa
- Là vùng trọng điểm lúa số 1 của cả nước.
- Tỉ lệ diện tích trồng lúa chiếm trên 90% so với diện tích cây lương thực.
- Là vùng có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất so với các vùng khác.
- Có nhiều tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa trên 1 triệu tấn): Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang.
Giải thích:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi:
+ Diện tích đất phù sa lớn nhất cả nước.
+ Đất phù sa được sông Tiền, sông Hậu bồi đắp thường xuyên nên rất màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa, nhất là dải đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu.
+ Khí hậu cận xích đạo với nguồn nhiệt ẩm dồi dào thuận lợi cho sự phát triển, sinh trưởng của cây lúa.
+ Nguồn nước dồi dào do có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, thuận lợi cho công tác thuỷ lợi.
- Điều kiện kinh tế – xã hội:
+ Dân đông, kinh nghiệm trồng lúa trên nhiều dạng địa hình và đất trồng Nông dân đồng bằng sông Cửu Long năng động, thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường.
+ Vùng trọng điểm lúa số 1 của cả nước nên được chú trọng đầu tư (thuy lợi, phân bón, giống, cơ sở hạ tầng...).
b. Ngành chăn nuôi
- Chủ yếu là chăn nuôi lợn và vịt (Dẫn chứng: các tỉnh cùng với số lượng lợn và số lượng gia cầm của từng tỉnh dựa vào đo chiều cao biểu đồ một và xác định độ lớn biểu đồ bán nguyệt). Các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Long An có số lượng bò khá lớn so với các tỉnh khác trong vùng.
- Nhìn chung chăn nuôi phát triển không tương xứng với tiềm năng.
Giải thích:
+ Chăn nuôi lợn và vịt chiếm ưu thế vì nguồn thức ăn sẵn có từ lương thực, sản phẩm phụ của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản. Ngoài ra còn phải kể n đến nguồn thức ăn tự nhiên, mặt nước nuôi thả (cho chăn nuôi vịt) lớn.
+ Chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vì hình thức chăn nuôi còn mang tính quảng canh, năng suất thấp, chưa chú trọng đầu tư cho chăn nuôi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 2:
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 3:
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007.
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) |
8304,7 7207,4 |
1196,4 1111,7 |
3719,8 3683,1
|
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó sản lượng lúa (nghìn tấn) |
40247,4 35942,7 |
6644,9 6291,5 |
18882,6 18229,2 |
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) |
49,9 |
56,1 |
50,7 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) |
466,8 |
361 |
1076,9 |
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn lực và tình hình sản xuất lương thực.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
về câu hỏi!