Câu hỏi:
13/07/2024 486Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế và cơ cấu giá trị phân theo nhóm ngành ở nước ta.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Cơ cấu giá trị công nghiệp theo thành phần kinh tế
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng giảm tỉ trọng của khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:
+ Khu vực nhà nước giảm rất nhanh từ 34,2% (năm 2000) xuống còn 20,0% (năm 2007).
+ Khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh, từ 24,5% (năm 2000) lên 35,4% (năm 2007).
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 41,3% (năm 2000) lên 44,6% (năm 2007).
- Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta là kết quả tác động của đường lối mở cửa, khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước.
2. Cơ cấu giá trị phân theo nhóm ngành
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt:
+ Tỉ trọng giá trị ngành công nghiệp khai thác giảm nhanh từ 15,7% (năm 2000) xuống còn 9,6% (năm 2007).
+ Tỉ trọng giá trị ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu và tăng nhanh từ 78,7% (năm 2000) lên 85,4% (năm 2007).
+ Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước chiếm tỉ trọng nhỏ và giảm từ 5,6% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2007).
- Sự chuyển dịch cơ cấu của ngành công nghiệp là kết quả tác động của nhiều nhân tố:
+ Đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
+ Chịu sự tác động của nhân tố thị trường. Thị trường góp phần điều tiết sản xuất, những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó sẽ làm thay đổi cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu sản phẩm.
+ Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế – xã hội.
+ Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của toàn thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới như nước ta.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 2:
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 3:
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007.
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) |
8304,7 7207,4 |
1196,4 1111,7 |
3719,8 3683,1
|
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó sản lượng lúa (nghìn tấn) |
40247,4 35942,7 |
6644,9 6291,5 |
18882,6 18229,2 |
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) |
49,9 |
56,1 |
50,7 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) |
466,8 |
361 |
1076,9 |
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn lực và tình hình sản xuất lương thực.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
về câu hỏi!