Câu hỏi:
04/05/2024 84Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các đầu mối giao thông: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh (Nêu rõ loại hình, các tuyến giao thông và ý nghĩa của từng đầu mối).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trang Atlat sử dụng: trang 23.
Ba đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất ở nước ta và ý nghĩa của nó:
Đầu mối giao thông |
Tập trung các tuyến đường chính |
Ý nghĩa |
Hà Nội |
- Đường bộ: quốc lộ 1A, 2,3,5,6. - Đường sắt đi Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai, TP Hồ Chí Minh. - Đường sông đến Sơn Tây, Việt Trì, Vĩnh Yên, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. - Đường hàng không trong nước đến Huế, TP Đà Nẵng, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phú Quốc. - Đường bay quốc tế đến Bắc Kinh, Hồng Công, Xêun, Tôkiô, Mátxcơva, Pari, Viên Chăn, Băng Cốc, Xingapo. |
Đầu mối giao thông quan trọng nhất của miền Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và của vùng Vân Nam (Trung Quốc)
|
Đà Nẵng |
- Đường bộ: quốc lộ 1A, 14B. - Đường sắt đi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh - Đường hàng không trong nước đến Hà Nội, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phú Quốc. - Đường bay quốc tế đến Hồng Công, Mianma, Băng Cốc. |
Đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh miền Trung, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Lào. |
TP Hồ Chí Minh |
- Đường bộ: quốc lộ 1A, 13,14, 20, 22 - Đường sắt đi Hà Nội. - Đường sông đến Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. - Đường biển đi Đà Nẵng, Hải Phòng, Xihanucvin (Campuchia), Băng Cốc, Xingapo. - Đường hàng không trong nước đến Huế, TP Đà Nẵng, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Hà Nội, Cần Thơ, Phú Quốc... - Đường bay quốc tế đến Hồng Công, Băng Cốc, Phnôm Pênh, Xingapo, Cualalămpơ, Mianma, Lôt Angiolet, Xitni, Menbơn. |
Đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh miền Nam, cửa ngõ của miền nam Tây Nguyên |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 2:
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 3:
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu 4:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007.
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) |
8304,7 7207,4 |
1196,4 1111,7 |
3719,8 3683,1
|
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó sản lượng lúa (nghìn tấn) |
40247,4 35942,7 |
6644,9 6291,5 |
18882,6 18229,2 |
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) |
49,9 |
56,1 |
50,7 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) |
466,8 |
361 |
1076,9 |
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn lực và tình hình sản xuất lương thực.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
về câu hỏi!