Câu hỏi:

04/05/2024 238

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích hoạt động ngoại thương của nước ta.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trang Atlat sử dụng: trang 24.

    1. Tình hình phát triển

     Dựa vào biểu đồ xuất – nhập khẩu hàng hóa qua các năm ta có bảng số liệu sau:

KIM NGẠCH XUẤT – NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2007

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

2000

2002

2005

2007

Tổng

30,1

36,4

69,2

11,4

Xuất khẩu

14,5

16,7

32,4

48,6

Nhập khẩu

15,6

19,7

36,8

62,8

Cán cân xuất – nhập

- 1,1

- 3,0

- 4,4

- 14,2

     Qua bảng số liệu trên ta thấy:

     - Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước ta tăng liên tục: từ 30,1 tỉ USD năm 2000 lên 111,4 tỉ USD năm 2007.

     - Cả kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều tăng nhanh:

      + Xuất khẩu: tăng 34,1 tỉ USD, tăng 3,4 lần.

      + Nhập khẩu: tăng 47,2 tỉ USD, tăng 4,0 lần.

     - Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta tăng trong giai đoạn trên do:

      + Chính sách mở cửa, đẩy mạnh quan hệ thương mại quốc tế.

      + Nền sản xuất trong nước phát triển nên lượng hàng hóa xuất khẩu không ngừng tăng và nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất trong nước cũng lớn.

      + Thị trường quốc tế của nước ta không ngừng được mở rộng. 

      + Các nguyên nhân khác.

      - Cán cân xuất, nhập khẩu có sự thay đổi:

      + Nhìn chung nước ta vẫn trong tình trạng nhập siêu (nhập nhiều hơn xuất). 

      + Giá trị nhập siêu của nước ta có xu hướng tăng: từ 1,1 tỉ USD năm 2000 lên 14,2 tỉ USD năm 2007.

     2. Cơ cấu các mặt hàng xuất - nhập khẩu (2007)

     Dựa vào biểu đồ cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu năm 2007 ta có bảng số liệu sau:

CƠ CẤU KIM NGẠCH XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA NĂM 2007.

Nhóm hàng

Cơ cấu (%)

Xuất khẩu

100,0

 - Công nghiệp nặng và khoáng sản

34,3

 - Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp

42,6

 - Nông, lâm sản

15,4

 - Thủy sản

7,7

Nhập khẩu

100,0

 - Máy móc, phụ tùng thiết bị…

28,6

 - Nguyên, nhiên vật liệu…

64,0

 - Hàng tiêu dùng

7,4

   Qua bảng số liệu trên ta thấy:

     Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu của nước ta không đều nhau:

    - Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, chiếm tỉ trọng cao là nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (42,6%) sau đến nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (34,3%). Đây là hai nhóm hàng có lợi thế lớn về tài nguyên và nguồn lao động của nước ta. Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 23,1%.

    - Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phụ tùng thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu... Hai nhóm hàng này chiếm tới 92,6% tổng giá trị hàng nhập khẩu. Điều này phù hợp với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước ta hiện nay. Hàng tiêu dùng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (7,4%). Nguyên nhân chính là sản xuất hàng tiêu dùng trong nước đã cơ bản đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội địa.

     3. Xuất, nhập khẩu của các tỉnh, thành phố

     a. Có sự phân hoá rõ rệt giữa các vùng

    - Tập trung nhất ở 3 vùng: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, Đồng bằng sông Cửu Long.

      + Đông Nam Bộ: trị giá xuất nhập khẩu rất lớn và tương đối đồng đều giữa các tỉnh, thành phố.

      + Đồng bằng sông Hồng: tập trung vào 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng.

      + Đồng bằng sông Cửu Long: trị giá không lớn, nhưng khá đồng đều giữa các tỉnh.

      - Các vùng còn lại: trị giá xuất nhập khẩu không đáng kể, trừ một vài tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Đắk Lắk, Khánh Hoà...).

      b. Không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố

      - Không đều về trị giá (tỉnh nhiều, tỉnh ít – dẫn chứng).

      - Không đều về cán cân (tỉnh xuất siêu, tỉnh nhập siêu – dẫn chứng).

       c. Nổi bật nhất là các tỉnh, thành phố

      - TP Hồ Chí Minh (xuất khẩu 18,9 tỉ USD, nhập khẩu hơn 17,4 tỉ USD).

      - Hà Nội (xuất khẩu 4,5 tỉ USD, nhập khẩu gần 14,9 tỉ USD)…

      4. Thị trường

      a. Nước ta có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế gới nhưng kim ngạch buôn bán không đồng đều:

     - Các quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch buôn bán lớn chủ yếu là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mĩ.

     - Các khu vực còn lại: không đáng kể.

     b. Các bạn hàng lớn nhất

     - Trên 2 tỉ USD: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa K

     - Từ 1 đến 2 tỉ USD: Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia,...

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

b. Tại sao ở nước ta, vấn đề quan trọng hàng đầu đối với vùng kinh tế là chuyên môn hoá sản xuất?

Xem đáp án » 13/07/2024 9,917

Câu 2:

Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 13/07/2024 7,421

Câu 3:

So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 13/07/2024 5,997

Câu 4:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:

     a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.

     b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.

Xem đáp án » 13/07/2024 5,927

Câu 5:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.

Xem đáp án » 13/07/2024 5,907

Câu 6:

b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?

Xem đáp án » 13/07/2024 5,673

Câu 7:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.

Xem đáp án » 13/07/2024 5,333

Bình luận


Bình luận