Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao Hà Nội trở thành trung tâm du lịch vào loại lớn nhất nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao Hà Nội trở thành trung tâm du lịch vào loại lớn nhất nước ta.
Câu hỏi trong đề: Cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam !!
Quảng cáo
Trả lời:
Trang Atlat sử dụng: trang 25.
Hà Nội trở thành trung tâm du lịch vào loại lớn nhất nước ta là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Vị trí địa lí thuận lợi
a. Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc.
- Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh).
- Nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và địa bàn tăng trưởng kinh tế phía Bắc.
b. Vị trí Thủ đô
- Trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học – kĩ thuật và văn hoá – xã hội của cả nước
- Có sức lôi cuốn khách du lịch.
2. Tài nguyên du lịch của Hà Nội rất phong phú và đa dạng
a. Tài nguyên nhân văn:
- Hà Nội là thủ đô của nước ta từ năm 1010 (thời Lý) và đóng vai trò là thủ đô qua nhiều triều đại phong kiến. Sau khi đất nước được độc lập, Hà Nội lại tiếp tục được chọn làm thủ đô cho đến nay.
- Hà Nội là vùng đất địa linh, nhân kiệt, tập trung nhiều di tích lịch sử – văn hoá – kiến trúc – nghệ thuật nổi tiếng, với mật độ di tích vào loại đứng đầu cả nước: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, thành Cổ Loa, Thăng Long hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, gò Đống Đa, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội, các đền, chùa...
- Tập trung nhiều lễ hội, đặc biệt vào mùa xuân.
- Có nhiều làng nghề truyền thống: gốm, sứ (Bát Tràng), kim hoàn Định Công, đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Bưởi, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh...
- Có nhiều đặc sản nổi tiếng: phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, rượu Mơ (Hoàng Mai), bánh cuốn (Thanh Trì), cốm (làng Vòng), chả cá (Lã Vọng)...
b. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Hệ thống hồ ở Hà Nội: hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm...
- Một số danh lam, thắng cảnh
c. Phụ cận Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng:
- Theo quốc lộ 1: Vườn quốc gia Cúc Phương, động Hoa Lư, Bích Động (Ninh Bình).
- Theo quốc lộ 2: hồ Đại Lải, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đền Hùng (Phú Thọ). Theo quốc lộ 3: hồ Núi Cốc (Thái Nguyên).
- Theo quốc lộ 5 và 18: Hải Phòng, Hạ Long, Bái Tử Long.
- Theo quốc lộ 6 và 21: chùa Hương, Đồng Mô, Ba Vì (Hà Nội), Mai Châu, thuỷ điện Hoà Bình (Hoà Bình).
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất- kĩ thuật vào loại tốt nhất của cả nước
a. Cơ sở hạ tầng:
- Mạng lưới giao thông rất phát triển. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông toả đi mọi miền đất nước và các nước trên thế giới. Có sân bay Nội Bài một trong 4 sân bay quốc tế lớn nhất nước ta.
- Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc (tập trung các tuyến giao thông huyết mạch về đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không).
- Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo. b. Cơ sở vật chất – kĩ thuật:
- Cơ sở lưu trú: hệ thống khách sạn đa dạng, trong đó có nhiều khách sạn 5 sao (Deawoo, Hilton, Sofitel Plaza...).
- Hệ thống công ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi tiếng trên thế giới.
- Lực lượng lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá cao.
4. Các nguyên nhân khác
- Chủ trương của thành phố: Du lịch được coi là ngành mũi nhọn. - Thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
- Các nguyên nhân khác.
Hot: 500+ Đề thi thử tốt nghiệp THPT các môn, ĐGNL các trường ĐH... file word có đáp án (2025). Tải ngay
- 20 Bộ đề, Tổng ôn, sổ tay môn Địa Lí (có đáp án chi tiết) ( 70.000₫ )
- 20 đề thi tốt nghiệp môn Địa lí (có đáp án chi tiết) ( 36.000₫ )
- Sổ tay lớp 12 các môn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa, KTPL (chương trình mới) ( 36.000₫ )
- Tuyển tập 30 đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (2 cuốn) ( 150.000₫ )
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Lời giải
b. Chuyên môn hoá sản xuất của vùng kinh tế
- Phát huy thế mạnh của vùng, đạt được hiệu quả cao về kinh tế – xã hội và môi trường.
- Làm cho vùng gắn bó với các vùng khác, tạo ra sự thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế đất nước.
Lời giải
Trang Atlat sử dụng: trang 6 + 7, 14.
1. Khái quát vị trí địa lí
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có phía bắc giáp vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, phía đông và đông nam giáp Biển Đông, phía tây giáp Lào và Campuchia.
2. Đặc điểm chung của địa hình
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm hai bộ phận địa hình chính là đồi núi và đồng bằng.
- Dạng địa hình miền núi chiếm phần lớn (khoảng 2/3) diện tích của miền.
- Hướng nghiêng của địa hình rất phức tạp: đối với vùng Nam Trung Bộ hướng nghiêng chủ yếu là cao ở giữa và thấp dần về hai phía đông – tây; đối với vùng Nam Bộ hướng nghiêng chung là đông bắc – tây nam.
3. Đặc điểm từng dạng địa hình
* Miền núi:
- Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn miền.
- Đồi núi phân bố ở phía bắc và phía tây.
- Dạng địa hình tiêu biểu là các cao nguyên xếp tầng với độ cao chủ yếu từ 500 – 1000m như cao nguyên Kon Tum, cao nguyên Pleiku, cao nguyên Đắk Lắk.. Cao nguyên có độ cao lớn nhất của vùng là cao nguyên Lâm Viên với độ cao trung bình trên 1500m. Ngoài các cao nguyên xếp tầng, trong miền còn có nhiều dãy núi lan sát ra biển (ở vùng rìa phía đông của Trường Son Nam).
- Hướng các dãy núi:
+ Hướng núi của miền khá phức tạp:
Nhìn chung có thể coi vùng núi, cao nguyên của vùng là một cánh cung khổng lồ, quay bề lồi ra biển. Nguyên nhân là do tác dụng định hướng của khối nền cổ Kon Tum trong quá trình hình thành.
Ngoài hướng vòng cung, trong miền còn có nhiều dãy núi chạy theo hướng tây – đông lan sát ra biển ở Nam Trung Bộ.
* Đồng bằng:
- Đồng bằng của miền chiếm khoảng 1/3 diện tích.
- Đồng bằng phân bố ở rìa phía đông và phía nam của miền.
- Đồng bằng của miền chia thành hai bộ phận:
+ Các đồng bằng ở duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm nhỏ, hẹp, hình thành do phù sa của các sông nhỏ và các vật liệu có nguồn gốc biển. Các đồng bằng có diện tích đáng kể là đồng bằng hạ lưu sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng...
+ Đồng bằng Nam Bộ phân bố ở phía nam có diện tích rộng lớn, hình thành do phù sa của hệ thống sông Mê Công là chủ yếu.
- Một số nét đặc điểm về hình thái:
+ Các đồng bằng ở duyên hải Nam Trung Bộ bị chia cắt bởi nhiều dãy núi lan sát ra biển.
+ Đồng bằng Nam Bộ có tính đồng nhất cao, tuy nhiên trong đồng bằng vẫn có nhiều vùng đầm lầy ngập nước do chưa được phù sa bồi lấp. Trong đồng bằng còn xuất hiện một số núi sót như núi Bà Đen, núi Chứa Chan, vùng núi An Giang, Hà Tiên...
- Hưởng mở rộng, phát triển của đồng bằng:
+ Các đồng bằng ở duyên hải Nam Trung Bộ do lượng phù sa của các con sông của miền không lớn nên tốc độ tiến ra biển hàng năm của các đồng bằng nhỏ.
+ Đồng bằng Nam Bộ có tốc độ tiến ra biển hàng năm khá nhanh do lượng phù sa do hệ thống sông Mê Công vận chuyển rất lớn (tốc độ lấn biển hàng năm ở Cà Mau có nơi đạt 60 – 80m).
* Thềm lục địa: có xu hướng càng vào phía Nam càng mở rộng thể hiện qua các đường đẳng sâu 20m và 50m.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.
Lời giải
Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.