Câu hỏi:
13/07/2024 148Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những thế mạnh để vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trang Atlat sử dụng; các trang 9, 10, 11, 14,...
1. Khái quát vùng
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông Mê Công, diện tích khoảng 39,6 nghìn km gồm 13 tỉnh, thành phố là Long An, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang và Cần Thơ.
2. Vị trí địa lý
Phía bắc giáp Campuchia, phía đông giáp vùng Đông Nam Bộ, phía đông và đông nam giáp Biển Đông.
→ Thuận lợi:
+ Giáp Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước đã tạo điều kiện thuận lợi để vùng tiêu thụ các loại nông sản và nhập về máy móc, phân bón.
+ Giáp Biển Đông thuận lợi cho giao lưu buôn bán.
3. Thế mạnh tự nhiên
- Địa hình bằng phẳng, độ cao dưới 50m thuận lợi cho sản xuất, nhất là sản xuất lúa.
- Đây là đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta, loại đất phù sa là chủ yếu, bao gồm:
+ Đất phù sa phân bố ven sông Tiền, sông Hậu là loại đất màu mỡ, lại ở nền địa hình cao, thoát nước nên rất thuận lợi cho việc trồng lúa.
+ Đất phèn chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất vùng, phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau. Tuy không thật màu mỡ như đất phù sa nhưng có thể cải tạo để trồng lúa.
+ Đất mặn phân bố dọc duyên hải, có thể cải tạo để trồng lúa.
– Khí hậu
+ Thuộc kiểu khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều, thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm, đặc biệt là lúa, các loại cây ăn quả nhiệt đới.
+ Khí hậu ít có những biến động thất thường, thuận lợi cho sản xuất.
– Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
+ Ngoài sông Tiền, sông Hậu ở đây còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho sản xuất lương thực.
+ Sông ngòi hàng năm bồi đắp một lớp phù sa mới cho nhiều vùng có tác dụng lấn biển, mở rộng diện tích.
4. Thế mạnh kinh tế – xã hội
- Dân cư: số dân khoảng 17,7 triệu người (2008). Dân cư đông đã tạo nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người dân (gồm hai dân tộc chiếm số đông là người Việt và người Khơme) có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng
+ Các tuyến giao thông đường bộ bước đầu được đầu tư nâng cấp, bên cạnh mạng lưới giao thông đường sông rất phát triển.
+ Các công trình thủy lợi đã và đang được chú trọng đầu tư có ý nghĩa lớn đối với vấn đề tưới và tiêu nước của vùng.
+ Có Viện nghiên cứu giống lúa Đồng bằng sông Cửu Long là nơi nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới, thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng.
+ Công nghiệp xay xát, chế biến lương thực phát triển mạnh.
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng (đặc biệt khi giá gạo thế giới tăng mạnh).
- Chính sách phát triển của Nhà nước.
Kết luận: Như vậy có thể thấy Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lương thực thực phẩm và hiện đây cũng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
b. Tại sao ở nước ta, vấn đề quan trọng hàng đầu đối với vùng kinh tế là chuyên môn hoá sản xuất?
Câu 2:
Trình bày và giải thích đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 3:
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 4:
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Câu 5:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Câu 6:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nêu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta.
Câu 7:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007.
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) |
8304,7 7207,4 |
1196,4 1111,7 |
3719,8 3683,1
|
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó sản lượng lúa (nghìn tấn) |
40247,4 35942,7 |
6644,9 6291,5 |
18882,6 18229,2 |
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) |
49,9 |
56,1 |
50,7 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) |
466,8 |
361 |
1076,9 |
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn lực và tình hình sản xuất lương thực.
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
30 câu trắc nghiệm Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
35 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có đáp án
73 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên có đáp án
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
25 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều Bài 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có đáp án
149 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên
về câu hỏi!