Câu hỏi:

13/07/2024 821

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm địa hình,sông ngòi, đất, thực động vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Vị trí địa lí của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

      - Bắc: giáp cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc).

      - Tây: giáp Thượng, Trung Lào.

     - Đông Bắc giáp miền Bắc và Đông Bắc Bộ. Ranh giới là sườn Tây thung lũng sông Hồng và rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng.

     - Nam: giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ranh giới là dãy Bạch Mã.

     - Đông: giáp Biển Đông.

     2. Địa hình

     - Có nhiều dạng địa hình khác nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi thấp, cao nguyên, thung lũng sâu, đồng bằng ven biển, cồn cát, đầm phá và các đảo ven bờ.

     - Địa hình cao nhất Việt Nam. Núi đồi chiếm tỉ lệ lớn và phân bố chủ yếu ở phía tây bắc và phía tây. Đồng bằng tỉ lệ nhỏ phân bố ở duyên hải phía đông.

     - Hướng nghiêng của địa hình theo hướng tây bắc đông nam (thể hiện theo lát cắt C → D).

     - Có nhiều dãy núi chạy theo hướng tây bắc đông nam (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Tam Điệp), các dãy núi dọc theo biên giới Việt – Lào (dãy Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc...). Phần lớn các dãy núi đều chạy từ cao nguyên Vân Quý và Thượng Lào. Một số dãy ăn lan ra sát biển như Hoành Sơn, Bạch Mã...

     - Có nhiều núi cao trên 2000 m (kể tên), phân bố tập trung ở dãy Hoàng Liên Sơn và sát biên giới Việt– Lào, Việt – Trung. Đỉnh Phanxipăng cao 3143m, được coi là “nóc nhà của Việt Nam”.

     - Có các cao nguyên: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu ở Tây Bắc. Ở Bắc Trung Bộ có khối núi đá vôi Kẻ Bàng rộng lớn, nơi có động Phong Nha là di sản thiên nhiên thế giới.

     Xen giữa các dãy núi có các thung lũng sâu, vách đứng, tạo nên sự hiểm trở của địa hình (thể hiện qua lát cắt C - D). Có một số đèo (kể tên) cắt qua một số dãy núi.

     - Các đồng bằng đều tập trung ở duyên hải (kể tên). Đồng bằng thấp, tương đối bằng phẳng, có nhiều núi sót, hẹp ngang, bị các dãy núi lan ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã) chia cắt thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Diện tích đồng bằng thu hẹp dần từ Thanh Hóa đến Bình Trị Thiên.

     - Bờ biển tương đối bằng phẳng, ít vịnh, vũng, có các mũi đất nhô ra, nhiều cửa sông (kể tên), và cồn cát (điển hình là bờ biển tỉnh Quảng Bình). Bờ biển Thừa Thiên - Huế có dạng địa hình đầm phá khá độc đáo. Ven bờ có một số đảo nhỏ (kể tên).

     3. Sông ngòi

     - Mật độ sông ngòi dày đặc, có nhiều sông suối (kể tên các hệ thống sông).

     - Hướng chảy chủ yếu: tây bắc – đông nam.

     - Phần lớn chiều dài của các sông (đặc biệt ở Tây Bắc) nằm ở miền núi cao hiểm trở, nhiều thác ghềnh.

     4. Đất

     Có nhiều loại đất khác nhau

     a. Miền núi

     - Đất feralit trên các loại đá khác nhau chiếm diện tích lớn nhất và phân bố ở khắp các miền đồi núi.

     - Đất feralit trên các loại đá vôi, chủ yếu trên cao nguyên Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

     - Rải rác ở Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị có đất feralit trên đá badan.

     - Trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, biên giới Việt - Trung, Việt - Lào có các loại đất khác.

     b. Đồng bằng: đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất. Ngoài ra, có đất cát ven biển, đất phèn và đất mặn phân bố ở vùng cửa sông ven biển.

     5. Thực động vật

     - Phổ biến là rừng thường xanh, trảng cây bụi và trảng cỏ. Độ che phủ rừng ở Bắc Trung Bộ cao hơn Tây Bắc.

     - Động vật phong phú, đa dạng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

b. Chuyên môn hoá sản xuất của vùng kinh tế

     - Phát huy thế mạnh của vùng, đạt được hiệu quả cao về kinh tế – xã hội và môi trường.

     - Làm cho vùng gắn bó với các vùng khác, tạo ra sự thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế đất nước.

Lời giải

Trang Atlat sử dụng: trang 6 + 7, 14.

     1. Khái quát vị trí địa lí

     Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có phía bắc giáp vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, phía đông và đông nam giáp Biển Đông, phía tây giáp Lào và Campuchia.

     2. Đặc điểm chung của địa hình

     - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm hai bộ phận địa hình chính là đồi núi và đồng bằng.

     - Dạng địa hình miền núi chiếm phần lớn (khoảng 2/3) diện tích của miền.

     - Hướng nghiêng của địa hình rất phức tạp: đối với vùng Nam Trung Bộ hướng nghiêng chủ yếu là cao ở giữa và thấp dần về hai phía đông – tây; đối với vùng Nam Bộ hướng nghiêng chung là đông bắc – tây nam.

     3. Đặc điểm từng dạng địa hình

     * Miền núi:

     - Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn miền.

     - Đồi núi phân bố ở phía bắc và phía tây.

     - Dạng địa hình tiêu biểu là các cao nguyên xếp tầng với độ cao chủ yếu từ 500 – 1000m như cao nguyên Kon Tum, cao nguyên Pleiku, cao nguyên Đắk Lắk.. Cao nguyên có độ cao lớn nhất của vùng là cao nguyên Lâm Viên với độ cao trung bình trên 1500m. Ngoài các cao nguyên xếp tầng, trong miền còn có nhiều dãy núi lan sát ra biển (ở vùng rìa phía đông của Trường Son Nam).

     - Hướng các dãy núi:

     + Hướng núi của miền khá phức tạp:

     Nhìn chung có thể coi vùng núi, cao nguyên của vùng là một cánh cung khổng lồ, quay bề lồi ra biển. Nguyên nhân là do tác dụng định hướng của khối nền cổ Kon Tum trong quá trình hình thành.

     Ngoài hướng vòng cung, trong miền còn có nhiều dãy núi chạy theo hướng tây – đông lan sát ra biển ở Nam Trung Bộ.

     * Đồng bằng:

     - Đồng bằng của miền chiếm khoảng 1/3 diện tích.

     - Đồng bằng phân bố ở rìa phía đông và phía nam của miền.

     - Đồng bằng của miền chia thành hai bộ phận:

     + Các đồng bằng ở duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm nhỏ, hẹp, hình thành do phù sa của các sông nhỏ và các vật liệu có nguồn gốc biển. Các đồng bằng có diện tích đáng kể là đồng bằng hạ lưu sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng...

     + Đồng bằng Nam Bộ phân bố ở phía nam có diện tích rộng lớn, hình thành do phù sa của hệ thống sông Mê Công là chủ yếu.

     - Một số nét đặc điểm về hình thái:

     + Các đồng bằng ở duyên hải Nam Trung Bộ bị chia cắt bởi nhiều dãy núi lan sát ra biển.

     + Đồng bằng Nam Bộ có tính đồng nhất cao, tuy nhiên trong đồng bằng vẫn có nhiều vùng đầm lầy ngập nước do chưa được phù sa bồi lấp. Trong đồng bằng còn xuất hiện một số núi sót như núi Bà Đen, núi Chứa Chan, vùng núi An Giang, Hà Tiên...

     - Hưởng mở rộng, phát triển của đồng bằng:

     + Các đồng bằng ở duyên hải Nam Trung Bộ do lượng phù sa của các con sông của miền không lớn nên tốc độ tiến ra biển hàng năm của các đồng bằng nhỏ.

     + Đồng bằng Nam Bộ có tốc độ tiến ra biển hàng năm khá nhanh do lượng phù sa do hệ thống sông Mê Công vận chuyển rất lớn (tốc độ lấn biển hàng năm ở Cà Mau có nơi đạt 60 – 80m).

     * Thềm lục địa: có xu hướng càng vào phía Nam càng mở rộng thể hiện qua các đường đẳng sâu 20m và 50m.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP