Câu hỏi:
12/07/2024 317Đọc những dòng thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.
– Nêu tên bài thơ có chứa các dòng trên.
– Trong mỗi bài thơ, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
– Đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ em thích của một trong những bài thơ trên.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
– Tên bài thơ có chứa các dòng trên là:
a. Hạt gạo làng ta
b. Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ
c. Thư của bố
d. Đoàn thuyền đánh cá
e. Đường quê Đồng Tháp Mười
– Trong mỗi bài thơ, em thích nhất hình ảnh và lí do thích là:
a. Hạt gạo làng ta: Em thích hình ảnh “Hạt gạo làng ta, có vị phù sa, của sông Kinh Thầy, có hương sen thơm trong hồ nước đầy, có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay”. Vì hình ảnh hạt lúa được kết tinh từ nhiều công sức, nhiều nguồn mới có được.
b. Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ: Em thích hình ảnh “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Vì hình ảnh này chỉ: Bắp cần mặt trời để sinh sống và hình thành (qua những râu ngô, hoa ngô, làm lớn cây ngô rồi mới có bắp); em bé là mặt trời, là niềm tin, hi vọng và là tình yêu lớn nhất của mẹ, động lực để mẹ lao động, sản xuất.
c. Thư của bố: Em thích hình ảnh: “Con đã lớn khôn, đọc được cả những điều chưa được viết trong thư người lính biển”. Vì hình ảnh này cho thấy con đã hiểu, con đủ nhận biết được những khó khăn thực tế bố gặp phải chứ không chỉ qua những gì bố kể. Con thương và yêu bố nên biết bố còn giấu, còn muốn mình không phải lo nghĩ. Con luôn tự hào về bố của mình.
d. Đoàn thuyền đánh cá: Em thích hình ảnh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Vì hình ảnh này: đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, một buổi chiều tối chập choạng: mặt trời xuống biển, màn đêm tới – nhà văn có lối miêu tả đặc biệt, nhân hoá làm câu thơ sinh động, dữ dội thêm.
e. Đường quê Đồng Tháp Mười: Em thích hình ảnh: “Ông đứng như bụt hiện/ Chờ cháu cuối đường quê”. Vì hình ảnh này như một câu truyện cổ tích về tình ông cháu: ông hiền từ luôn trông chờ cháu trở về, dang vòng tay chào đón. Tình cảm ông cháu dạt dào hạnh phúc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Mưa
Mưa như mẹ rây bột
Là cơn mưa mùa xuân
Hoa mai nở tần ngần
Hé bừng tia nắng mới.
Cơn mưa rào tháng Năm
Như bị thần sấm đuổi
Chị ra đồng hai buổi
Lúa chín vàng mênh mông.
Mưa dài như nhớ mẹ
Là cơn mưa tháng Mười
Bếp lửa bà hay cười
Giã ngô thơm mùi nắng.
Đây cơn mưa của con
Từ đôi bàn tay son
Từ búp sen thùng tưới
Mưa xoè đầy lá non.
Như mặt trời mới lên
Cành quýt treo quả đỏ
Con chim vườn lấp ló
Hót vang ngời tiếng mưa...
(Lê Thị Mây)
Bài thơ nhắc đến những cơn mưa vào thời gian nào? Khi đó, mọi người làm gì?
Câu 3:
Trong đoạn văn dưới đây, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? Xác định các vế của những câu ghép vừa tìm được.
(1) Mùa đông, rùa ngại rét. (2) Gió cứ thổi vù vù. (3) Rùa đợi đến mùa xuân. (4) Mùa xuân nhiều hoa, nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông. (5) Mưa phùn vẫn cứ lai rai và gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. (6) Rùa lại đợi đến hè. (7) Mùa hè tạnh ráo. (Theo Võ Quảng) |
Câu 4:
Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây và cho biết biện pháp liên kết được sử dụng trong mỗi đoạn.
a. Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. (Theo Minh Nhương) |
b. Thào A Sùng cười thật tươi. Trong mắt cậu, tôi như thấy những đồi chè bạt ngàn, thân cây đẫm sương còn ngọn vươn cao đón nắng. (Theo Nguyên Hương) |
Câu 5:
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc ở bài tập 1.
Câu 6:
Viết một đoạn văn dựa vào các ý dưới đây, trong đó có sử dụng các từ ngữ: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng.
về câu hỏi!