Câu hỏi:
10/05/2024 119Tìm đọc sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Sách báo viết về những thầy thuốc nổi tiếng của Việt Nam:
* Danh y Hải Thượng Lãn Ông:
Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác ( 1720 – 1791). Ông sinh ra tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học: Ông nội, các chú các bác đều đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều.Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông. Ông là người con thứ 7 nên còn được gọi với tên là cậu Chiêu Bảy.
Ông là nhà Y học lớn, nhà Văn hóa lớn của nước ta, là tác giả của pho sách trứ danh Lãn Ông Tâm Lĩnh hay Hải Thượng y tông Tâm Lĩnh. gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ánh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông. Sự nghiệp Y học của Hải Thượng Lãn Ông đã góp phần to lớn xây dựng nền Y học dân tộc nước nhà, nên được suy tôn là Đại y tôn Việt Nam.
* Giáo sư Hồ Đắc Di:
Giáo sư Hồ Đắc Di (1900 - 1984), sang Pháp du học (1918-1932), đỗ bác sĩ nội trú. Ở đây Hồ Đắc Di làm phẫu thuật một thời gian ở bệnh viện Tenon, rồi về nước. …
Trong luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa làm tại Paris, Giáo sư Hồ Đắc Di là người đầu tiên sáng tạo một phương pháp mổ dạ dày (nối thông dạ dày-tá tràng) để điều trị chứng hẹp môn vị do bệnh loét dạ dày- tá tràng gây ra, thay thế cho phương pháp cắt bỏ dạ dày vẫn dùng trước đó, được nhiều sách giáo khoa, nhiều công tình nhắc đến và thừa nhận giá trị trong suốt 30-40 năm.
Theo sử sách ngành Y Việt Nam ghi nhận, với 21 công trình hiện tìm được trong 37 công trình đã công bố, Ông là nhà phẫu thuật đầu tiên, xứng đáng được hội đồng giáo sư (toàn người Pháp) đánh giá cao và được bầu chọn là giáo sư người Việt đầu tiên.
Ông là Đại biểu Quốc hội từ khóa 2 đến khóa 5, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội các khóa 2,3,4, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, Tổng giám đốc Đại học vụ Việt Nam, Giám đốc Vụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt-Pháp, Ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và hai hạng ba, Huân chương Lao Động hạng nhất và hạng hai, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc nǎm 1952 và 1956. Giáo sư Hồ Đắc Di đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông từ trần ngày 25-6-1984.
* Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch:
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909- 1968), sinh ra tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 1928, ông là sinh viên Trường đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1934, tốt nghiệp Bác sĩ y khoa tại Pháp. Sau hai năm, ông trở về Sài Gòn, mở phòng khám và bệnh viện tư chuyên chữa bệnh lao và bệnh phổi.
Công lao của ông đối với ngành y tế miền Nam thật là to lớn. Hơn ai hết, ông quan tâm đến chiến trường miền Nam, ngay từ sau năm 1955, ông đã tập hợp cán bộ miền Nam, phần lớn là y tá, để bổ túc thành y sĩ rồi bác sĩ, cũng như bổ túc dược tá thành dược sĩ trung học, rồi dược sĩ đại học và cử đi vào chiến trường.
Là người sáng lập Viện Chống lao Trung ương. Đã chỉ đạo nhiều công trình nghiên cứu về phòng lao (BCG chết), chữa lao (kích sinh chất filatop, subtilis) cũng như nhiều bệnh phổi (viêm phế quản mạn, bụi phổi, nấm phổi, kí sinh trùng phổi, vv.), đặt nền móng cho hình thành chuyên khoa lao và các bệnh phổi ở Việt Nam. Xây dựng mạng lưới y tế Việt Nam, tổ chức y tế cơ sở làm tiền đề cho triển khai đường lối chăm sóc sức khỏe ban đầu sau này. Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Không có chân có cánh
Mà lại gọi: con sông?
Không có lá có cành
Lại gọi là: ngọn gió
(Xuân Quỳnh)
a. Mỗi từ in đậm trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển.
M: Rừng là lá phổi xanh của trái đất.
Câu 2:
Tìm từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
a. nhân dân, đồng bào, bạn bè, quốc dân
b. dũng cảm, liều lĩnh, gan dạ, can đảm
c. tổ quốc, non sông, nhà nước, đất nước
Câu 4:
Chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa (in nghiêng) thay cho mỗi bông hoa.
Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã (lừng danh/ nổi tiếng/ nức tiếng) về óc (xem xét/ nhìn/ quan sát) và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi (lăn/ bay) xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước (dâng/ tăng) đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.
(Theo Vũ Ngọc Khánh)
Câu 5:
Viết đoạn văn (3 – 4 câu) nêu cảm nghĩ của em về danh y Tuệ Tĩnh, trong đó có sử dụng một cặp từ đồng nghĩa.
Câu 6:
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách. Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường. |
Dựa vào các ý tìm được trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn.
Lưu ý:
– Ý kiến tán thành cần được trình bày rõ ràng.
– Để thuyết phục người đọc, cần lựa chọn những lí do và dẫn chứng tiêu biểu.
Câu 7:
Danh y Tuệ Tĩnh
(1) Tuệ Tĩnh (1330 – 1400) là một danh y đời Trần. Một lần, ông dẫn các học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu để nói về điều mình ấp ủ từ lâu.
(2) Ông kể: Khi giặc ngoại xâm nhóm ngó nước ta, vua quan nhà Trần chỉ huy quân sĩ luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí chuẩn bị lương thực, thuốc men, phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng.
(3) Từ lâu, việc vận chuyển thuốc men, vật dụng từ Trung Quốc sang nước ta đã bị ngăn cấm. Vua quan nhà Trần lo khi giáp trận, tất có người bị thương hoặc đau ốm, lấy gì chạy chữa?
(4) Các thái y bèn toả đi khắp mọi miền quê học cách chữa bệnh bằng cây cỏ trong dân gian. Vườn thuốc mọc lên khắp nơi. Núi Nam Tào, Bắc Đầu là hai ngọn dược sơn thời bấy giờ.
(5) Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho quân ta thêm hùng mạnh, can trường, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù đông hơn ta hàng trăm lần.
(6) Kể xong, Tuệ Tĩnh trầm ngâm nói về sự quý giá của ngọn cây, sợi cỏ trên non sông gấm vóc mà tổ tiên để lại. Rồi ông nói với học trò ý nguyện nối gót người đi trước...
(7) Thế là, theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến nay, hàng trăm vị thuốc từ cây cỏ nước Nam, hàng nghìn phương thuốc được tổng hợp từ dân gian để trị bệnh cứu người.
(Theo Tạ Phong Châu – Nguyễn Quang Vinh – Nghiêm Đa Văn)
Danh y Tuệ Tĩnh dẫn các học trò lên núi Nam Tào, Bắc Đẩu để nói với các trò điều gì?
về câu hỏi!