Câu hỏi:
11/07/2024 173Đoạn đối thoại giữa cha tôi và bác thợ có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của hai nhân vật này? Nhân vật cha tôi đã có cách giải quyết thế nào đối với sự kiện thứ hai?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Đoạn đối thoại giữa cha tôi và bác thợ có tác dụng trong việc thể hiện tính cách của hai nhân vật:
- Bác thợ: Tận tụy, chu đáo với công việc
- Cha tôi: Quan tâm, trân trọng người lao động
* Cách giải quyết của cha tôi đối với sự kiện thứ hai:
- Cha tôi cảm động, lấy thêm tiền biếu bác.
- Cách giải quyết này đã thể hiện lòng biết ơn và trân trọng với công sức người lao động. Đồng thời đó cũng là sự giáo dục tốt đẹp mà cha dành cho con.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Tìm các chi tiết tiêu biểu gắn với các sự kiện trong câu chuyện. Các sự kiện, chi tiết trong truyện được liên kết với nhau như thế nào? Chi tiết nào khiến cho diễn biến của câu chuyện trở nên bất ngờ, thú vị?
Câu 3:
Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm trong truyện.
Câu 4:
Kể một câu chuyện mà em tưởng tượng trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
• Em có thể tìm kiếm đề tài cho truyện từ:
- Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh, giữa các thành viên trong gia đình, những người hàng xóm,...
- Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
-...
• Với kiểu bài này, em có thể viết trong nhiều tình huống khác nhau: viết tham gia một cuộc thi, để chia sẻ trong Câu lạc bộ đọc - viết của trường, để thỏa sức sáng tạo,... Với mỗi tình huống, em cần xác định:
- Mục đích kể chuyện là gì?
- Người đọc truyện này có thể là những ai? Họ có thể nhận được thông điệp, bài học nào từ câu chuyện?
- Với mục đích và người đọc đó, nội dung truyện (sự kiện, chi tiết, nhân vật, đề tài, chủ đề) và cách kể chuyện (ngôi kể, sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm) sẽ như thế nào?
• Tìm đọc các câu chuyện, bộ phim hay, những bài chia sẻ kinh nghiệm viết truyện của các nhà văn, học cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, cách kể chuyện,...
• Ghi chép thông tin trong quá trình đọc bằng sơ đồ, hồ sơ nhật kí đọc,...
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
• Đọc lại các ghi chép và điền thông tin vào phiếu học tập sau (làm vào vở):
PHIẾU TÌM Ý: TRUYỆN KỂ SÁNG TẠO CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM Đề tài: ................................................................................................................ Ngôi kể: .......................................Lí do chọn ngôi kể này: ............................... • Câu chuyện diễn ra ở đâu, trong khoảng thời gian nào? • Nhân vật chính trong câu chuện là ai? Những nhân vật phụ có mối quan hệ thế nào với nhân vật chính? • Tình huống, hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện là gì? • Những sự kiện nào đã diễn ra, diễn tả theo mạch kể nào, nhân vật được khắc hoa ra sao qua ngoại hình, trang phục, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc,...? • Chi tiết nào đóng vai trò tiêu biểu? • Các yếu tố miêu tả, biểu cảm nên được kết hợp như thế nào trong quá trình kể? • Cách giải quyết vấn đề đã đặt ra? • Người kể chuyện và/ hoặc các nhân vật có thái độ, cảm xúc thế nào với nhân vật chính, sự kiện, câu chuyện được kể? • Thái độ, cảm xúc đó nên được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp thông qua chi tiết hoặc kết hợp cả hai? Tên truyện: .......................................................................................................... |
• Từ các ý đã tìm, em hãy chọn những ý tiêu biểu và sắp xếp thành dàn ý theo một trình tự hợp lí.
Bước 3: Viết bài
Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết, em cần chú ý:
• Dùng ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi thứ ba tuỳ thuộc vào mục đích kể chuyện.
• Đảm bảo cấu trúc của một truyện kể: có mở đầu truyện, diễn biến truyện, kết thúc truyện.
• Kết hợp giữa miêu tả (không gian, đồ vật, ngoại hình, trang phục, hành động, cử chỉ, cảm xúc, thái độ của nhân vật,...) và biểu cảm (thể hiện cảm xúc của người kể đối với nhân vật, sự kiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp).
• Kết hợp lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật.
• Sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ, đa dạng hóa các kiểu câu văn (câu rút gọn, cầu đặc biệt).
Câu 5:
Cần chỉnh sửa, bổ sung những gì để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn?
về câu hỏi!