Câu hỏi:

20/02/2020 584 Lưu

Cho các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên:

I. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà mà không tác động lên kiểu gen.

II. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.

III. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định.

IV. Chọn lọc tự nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen.

V. Chọn lọc tự nhiên gồm 2 mặt song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho con người.

VI. Chọn lọc tự nhiên không diễn ra trong giai đoạn tiến tiền sinh học vì sự sống chưa hình thành.

VII. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn E.Coli nhanh hơn so với quần thể ruồi giấm.

VIII. Chọn lọc tự nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu là chính xác?

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án D

I sai vì CLTN có thể tác động gián tiếp lên kiểu gen.

II sai vì đó là vai trò của CLNT.

III sai vì CLTN diễn ra ngay cả trong điều kiện MT ổn định.

IV sai vì làm thay đổi cả tần số alen và TP KG.

V sai vì đó là nội dung của chọn lọc nhân tạo.

VI sai vì CLTN chỉ phát huy tác dụng khi lớp màng lipit đã xuất hiện và bao bọc lấy các chất hữu cơ tạo điều kiện cho chúng tương tác theo các nguyên tắc lí hóa. Tập hợp các chất hữu cơ được bao bởi màng lipit nếu có các đặc tính của sự sống sẽ được CLTN giữ lại. Nói cách khác, CLTN bắt đầu từ giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.

VII đúngEcoli là sinh vật nhân sơ, ruồi giấm là SV nhân thực.

VIII đúng vì ở trường hợp gen tồn tại ở trạng thái đơn alen (ví dụ ở vi khuẩn, ở sinh vật đơn bội…) CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Lời giải

Đáp án B

- Khi độ đa dạng của quần xã càng cao thì cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp nên tính ổn định của quần xã càng cao, thành phần loài ít biến động.

Câu 2

Lời giải

Đáp án C

- Hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục và carôtenôit:

+ Sắc tố chính: diệp lục a, diệp lục b: làm lá cây có màu xanh.

+ Sắc tố phụ carôtenôit (carôten và xantôphin): tạo ra các mầu đỏ, da cam, vàng của lá.

- Vai trò của hệ sắc tố quang hợp:

+ Diệp lục b và carôtenôit hấp thụ năng lượng ánh sáng rồi truyền năng lượng đó cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng.

+ Chỉ có diệp lục a mới có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH.

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP