Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững
- Ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững:
+ Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, bảo vệ khí hậu, ...
+ Bảo tồn đa dạng sinh học: bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật rừng quý hiếm, các hệ sinh thái rừng tự nhiên (môi trường sống tự nhiên của rất nhiều loài động, thực vật rừng quý, hiếm).
+ Duy trì và nâng cao chức năng sản xuất của rừng (gỗ và lâm sản ngoài gỗ). Đảm bảo kinh doanh, sản xuất những sản phẩm và dịch vụ của rừng lâu dài, liên tục.
+ Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn.
- Nhiệm vụ của bảo vệ rừng.
+ Nhiệm vụ của chủ rừng
+ Nhiệm vụ của toàn dân
+ Nhiệm vụ của các cấp quản lí
- Nhiệm vụ của khai thác tài nguyên rừng bền vững:
+ Khai thác lâm sản trong mỗi loại rừng cần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học; phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp, theo đúng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đảm bảo thực hiện các biện pháp tái sinh rừng và trồng rừng.
+ Khai thác không lạm vào vốn rừng: sản lượng gỗ của loài được khai thác không lớn hơn lượng gỗ tăng trưởng của loài đó.
+ Áp dụng các biện pháp, kĩ thuật khai thác lâm sản phù hợp nhằm hạn chế tác động xấu tới môi trường rừng và đa dạng sinh học, duy trì được chức năng phòng hộ của rừng.
+ Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật đối với việc khai thác các loài động, thực vật rừng quý, hiếm và các loài được ưu tiên bảo vệ.
2. Thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng
- Thực trạng trồng và chăm sóc:
Trong hơn 30 năm qua, công tác trồng rừng ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhờ đó tỉ lệ che phủ rừng ngày càng tăng. Từ giữa những năm 1990 đến nay, diện tích rừng trồng của nước ta đã tăng liên tục và phát triển ổn định nhờ các chương trình. chính sách phát triển rừng quốc gia...
- Thực trạng bảo vệ, khai thác rừng.
+ Thực trạng bảo vệ rừng
+ Thực trạng khai thác rừng
3. Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng.
- Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng cho người dân.
+ Ngăn chặn các hành vi gây suy thoái tài nguyên rừng. Tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn việc chặt phá rừng, mua bản và vận chuyển lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật. Kiểm soát hoạt động chăn, thả gia súc, vật nuôi tránh gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Phòng trừ sinh vật gây hại rừng.
+ Chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
+ Duy trì và củng cố hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên góp phần bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái rừng, tài nguyên động, thực vật rừng.
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lí, bảo vệ và phát triển rừng nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi, dễ tiếp cận.
+ Tăng cường trồng cây xanh, trồng rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng
- Phương thức khai thác tài nguyên rừng:
+ Tái sinh được tiến hành sau khi khai thác xong, thời kì tải sinh rõ ràng. Sau chặt trắng, có thể áp dụng phương thức tái sinh nhân tạo để tạo rừng mới đều tuổi.
+ Hoàn cảnh rừng sau chặt trắng thường bị biến đổi sâu sắc, tán rừng bị mất, đất rừng bị phơi trống hoàn toàn.
+ Ở những nơi địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa cao dễ gây ra xói mòn và thoái hoá đất nếu tái sinh không thành công. Ở Việt Nam, khai thác trắng thường áp dụng đối với rừng sản xuất là rừng trồng thuần loài đều tuổi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu thực trạng trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng ở nước ta.
Câu 4:
Hoạt động nào dưới đây không góp phần bảo vệ rừng?
A. Tuần tra rừng
B. Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình
C. Phòng chống cháy rừng
D. Chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên sang trồng ngô, sắn
E. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng
Câu 5:
Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Khai thác trắng là phương thức tiến hành chặt toàn bộ những cây rừng đã đến tuổi thành thục trên khoảnh chặt, quá trình chặt được tiến hành làm nhiều lần sao cho trong thời gian chặt hạ, một thế hệ rừng mới được hình thành nhờ sự gieo giống và bảo vệ của rừng giả.
B. Khai thác chọn là chật toàn bộ những cây rừng đã thành thực trên một khoảnh chặt trong một mùa chật, thông thường là dưới một năm.
C. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ở Việt Nam tăng dẫn trong suốt giai doạn 2008-2011.
D. Khai thác trắng là phương thức tiến hành chặt từng cây hoặc đám cây thành thục.
E. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung ở Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng gỗ khai thác toàn quốc và tăng liên tục trong suốt giai đoạn 2008-2020.
Câu 7:
Hãy so sánh đặc điểm của phương thức khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn.
về câu hỏi!