Câu hỏi:
13/07/2024 164Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích tình hình phát triển chung của các làng nghề hiện nay.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
- Nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản:
+ Gồm các làng nghề: làm bánh, kẹo; làm bún, miến, bánh đa; làm nem, gò, chả; chế biến chè, thuốc nam; làm tương, nước mắm,… Số lượng làng nghề nhiều, gắn liền với các đặc sản. Phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước, tập trung nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
+ Quá trình sản xuất đã áp dụng nhiều máy móc hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu chính là các loại nông, lâm, thủy sản sẵn có tại địa phương. Sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước là chủ yếu (chiếm 95%), nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
- Nhóm làng nghề sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ:
+ Gồm: làng nghề chạm khắc, chế tác đá; kim hoàn; sơn mài; làm giấy; tranh dân gian,…
+ Số lượng làng nghề còn lại không nghiều, nhưng có truyền thống lâu đời. Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều làng nghề sản xuất hàng thủ công mĩ nghệ nhất cả nước, tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Khoảng 15% sản phẩm đã có mặt ở nước ngoài, ưa chuộng ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu vì sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương và dân tộc.
+ Quá trình sản xuất đã ứng dụng nhiều máy móc, thiết bị nhưng những khâu cơ bản gần như không thay đổi để giữ lại đặc trưng riêng của sản phẩm. Lao động thủ công là chính với những đòi hỏi cao về tay nghề, sự tỉ mỉ, sáng tạo và chuyên môn hóa sâu.
+ Cần chú trọng công tác bảo tồn các bí quyết truyền thống, truyền nghề và đào tạo nghề cho người lao động.
- Nhóm làng nghề xử lí, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn:
+ Gồm: ươm tơ, chế biến sợi từ bông, vải vụn, xơ dừa, cói, sản xuất vật liệu xây dựng, tái chế nhựa,… Có số lượng ít. Phần lớn làng nghề tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Sản phẩm chủ yếu được dùng làm nguyên, vật liệu cho các ngành nghề sản xuất khác trong nước (93%) và xuất khẩu (7%). Lao động thủ công là chính. Máy móc thiết bị đã được ứng dụng phổ biến trong quá trình khai thác, sơ chế nguyên liệu và chế biến sản phẩm. Cần chú ý đổi mới công nghệ để tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Nhóm làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ:
+ Có số lượng nhiều nhất, nhiều ngành nghề khác nhau. Đồng bằng sông Hồng có nhiều làng nghề thuộc nhóm này nhất cả nước, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
+ Sản phẩm chủ yếu là các vật dụng tiêu dùng phục vụ đời sống hàng ngày, 22,5% được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Tỉ lệ nguyên, vật liệu ngoại nhập khá cao (trên 12%). Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến phát triển với số lượng doanh nghiệp nhiều nhất trong các nhóm làng nghề.
- Nhóm làng nghề sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh:
+ Là nghề truyền thống ở nước ta. Nhiều làng nghề đã phát triển và nổi danh khắp cả nước. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có nhiều làng nghề nhất.
+ Các loại sinh vật tự nhiên được gây trồng phục vụ cho việc trang trí nhà cửa, công sở và các công trình dân sinh khác. Nhiều dản phẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu và sáng tạo. Sản phẩm được tiêu thụ trong nước là chủ yếu (99%). Nhóm làng nghề duy nhất đáp ứng tốt các tiêu chí về bảo vệ môi trường.
- Nhóm làng nghề sản xuất muối:
+ Phát triển từ lâu đời trên cơ sở tận dụng lợi thế khí hậu vùng nông thôn ven biển. Số lượng hiện nay còn lại không nhiều. Tập trung chủ yếu ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với nhiều làng nghề lâu đời.
+ Phương pháp phơi cát truyền thống độc đáo cho chất lượng muối tốt. Cần chú trọng các biện pháp nâng cao năng suất và sức cạnh tranh với muối công nghiệp và muối nhập khẩu.
- Nhóm làng nghề kinh doanh các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn:
+ Gồm: xây dựng, dịch vụ vận tải, sửa chữa ngư cụ, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi,… Phần lớn là các làng nghề mới, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi Bắc Bộ. Để tăng cường các mối liên kết sản xuất ở khu vực nông thôn, các làng nghề còn có rất nhiều tiềm năng phát triển.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Làng nghề là một trong những nét đặc trưng của quá trình phát triển kinh tế nông thôn nước ta. Vậy làng nghề được hiểu như thế nào? Quá trình hình thành, phát triển của làng nghề ra sao? Làng nghề có đặc điểm, vai trò và tác động như thế nào đối với kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường? Định hướng phát triển làng nghề trong thời gian tới là gì?
Câu 2:
Dựa vào thông tin bài học hãy phân tích các vai trò của làng nghề. Nêu ví dụ cụ thể.
Câu 3:
Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày đặc điểm của làng nghề. Nêu ví dụ.
Câu 4:
Dựa vào hình 3.6, hãy nhận xét sự phân bố làng nghề phân theo vùng ở nước ta năm 2020.
Câu 5:
Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích tác động của làng nghề đến kinh tế, xã hội, môi trường. Cho ví dụ.
Câu 6:
Lập bảng tóm tắt đặc điểm phát triển (về lao động, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, kĩ thuật sản xuất,…) của một số nhóm làng nghề theo mẫu dưới đây vào vở ghi.
310 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 3: Địa lý các ngành kinh tế
85 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế có đáp án
149 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 1: Địa lý tự nhiên
75 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 2: Địa lý dân cư
32 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Địa lí dân cơ có đáp án
425 câu Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý Chủ đề 4: Địa lý các vùng kinh tế
30 câu Trắc nghiệm Địa lý 12 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
Trắc nghiệm tổng hợp Địa lý có đáp án 2023
về câu hỏi!