Câu hỏi:
11/07/2024 182Trình bày những nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại sao nói tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Nét chính về tín ngưỡng thờ Mẫu:
- Nguồn gốc: là một tín ngưỡng nguyên thuỷ gắn với cư dân nông nghiệp, được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau (thờ nữ thần trong tự nhiên, thờ Mẫu thần) cùng với những ảnh hưởng của Đạo giáo từ Trung Quốc.
- Loại hình và các dạng thức thờ cúng:
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu rất phong phú, đa dạng, song đều nằm trong hai hệ thống: Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.
+ Ở mỗi miền có một dạng thức thờ mẫu khác nhau, miền Bắc: thờ Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ; miền Trung: thờ Mẫu thần và nữ thần; miền Nam: thờ nữ thần và Mẫu thần như: Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Thiên Hậu, ...
- Ý nghĩa: Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện triết lí tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, là khát vọng duy trì nòi giống, cầu mong cuộc sống bình yên, có phúc, có lộc.
♦ Giải thích: Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của Việt Nam
- Về nguồn gốc: tín ngưỡng thờ Mẫu được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau của người Việt, ví dụ như: thờ nữ thần trong tự nhiên, thờ Mẫu thần…
- Trong đời sống dân gian, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu gắn với nghi lễ hầu đồng. Đây là một nghi lễ mang đậm tính văn hoá dân gian của người Việt, thể hiện qua trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa và diễn xướng với khát vọng cầu sức khoẻ, bình an và làm ăn phát đạt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lập sơ đồ tư duy về các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam (nguồn gốc, biểu hiện trong đời sống văn hoá - xã hội hiện nay).
Câu 2:
Trình bày những biểu hiện của Đạo giáo trong đời sống văn hóa-xã hội qua các thời kì lịch sử.
Câu 3:
Thông qua hoạt động trải nghiệm và tìm hiểu thực tế, hãy lập hồ sơ thư mục về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (theo gợi ý dưới đây vào vở).
Câu 4:
Nêu những nét chính về tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc của người Việt Nam.
Câu 5:
Vì sao nói: Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành với lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Câu 6:
Chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên (ở gia đình) hoặc tổ họ (ở dòng họ hoặc địa phương em): thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, các nghi thức chính, ý nghĩa…
Câu 7:
Từ trải nghiệm thực tế của bản thân hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về tín ngưỡng thờ một vị anh hùng dân tộc.
47 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 7: Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có đáp án
52 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng 8 năm 1945 có đáp án
52 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) có đáp án
119 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Cách mạnh tháng 8 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (Từ tháng 8 năm 1945 đến nay) có đáp án
102 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc bảo vệ tổ quốc từ 1975 đến nay có đáp án
45 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc có đáp án
49 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 4: Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các quốc qua Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án
46 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 5: Cộng đồng Asean từ ý tưởng đến hiện thực có đáp án
về câu hỏi!