Câu hỏi:
11/07/2024 1,046Phân tích những biểu hiện của toàn cầu hoá. Lấy một số ví dụ để minh hoạ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Biểu hiện của Toàn cầu hóa và ví dụ
- Gia tăng vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia:
+ Các tập đoàn xuyên quốc gia có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng. Vai trò đó được thể hiện qua hoạt động thương mại đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học, kĩ thuật.
+ Ví dụ: Theo số liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển: Hiện nay trên thế giới có khoảng 77 nghìn tập đoàn xuyên quốc gia, trong đó có khoảng 500 tập đoàn lớn. Ở Việt Nam, có khoảng 100 tập đoàn xuyên quốc gia đang hoạt động.
- Tăng cường vai trò của các tổ chức liên kết khu vực và toàn cầu:
+ Sự hình thành và phát triển của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính khu vực và toàn cầu như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),... đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, giải quyết các thách thức toàn cầu như: biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng bố,...
+ Ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức tài chính quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu; ổn định tài chính và tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Mở rộng thị trường và thương mại toàn cầu:
+ Toàn cầu hoá đã mở ra thị trường mới, rộng lớn hơn cho hàng hoá và dịch vụ. Từ đó tạo cơ hội tăng cường thương mại giữa các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia chuyên môn hoá sản xuất phù hợp với điều kiện của mình.
+ Ví dụ: các thị trường trực tuyến đã mở rộng hoạt động trên toàn cầu, cho phép người bán từ nhiều quốc gia tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới
- Tăng cường trao đổi văn hoá toàn cầu:
+ Toàn cầu hoá dẫn đến việc tăng cường trao đổi, giao lưu văn hoá giữa các quốc gia.
+ Khi các quốc gia ngày càng kết nối nhiều hơn với nền kinh tế toàn cầu, tất yếu dẫn đến sự gia tăng trao đồi ý tưởng, giá trị và thực hành văn hoá, góp phần hình thành các xã hội đa văn hoá, tăng cường lòng khoan dung và chấp nhận sự đa dạng.
+ Ví dụ: Làn sóng Hallyu là một thuật ngữ tiếng Hàn được dùng để miêu tả sự lan tỏa và phổ biến của văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài. Làn sóng Hallyu lấy mốc ra đời từ những năm 1990, nhưng đỉnh cao của nó đã xuất hiện vào những năm 2000 và 2010. Một số yếu tố chính đã góp phần vào sự phát triển của Hallyu bao gồm: Phim ảnh và truyền hình Hàn Quốc; Nhạc K-Pop; Phong cách thời trang; Ẩm thực.
- Gia tăng di cư toàn cầu:
+ Với nền kinh tế toàn cầu hiện nay, việc di cư của con người là điều tất yếu. Bên cạnh đó, di cư toàn cầu còn xuất phát từ các nguyên nhân: yếu tố địa lí, chính trị, môi trường...
+ Ví dụ: Theo số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), trong những năm gần đây, đã có sự di cư từ các nước như: En Xan-va-đo; Hôn-đu-rát, Goa-tê-ma-la… đến Mỹ. Các nước châu Á như: Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a,… có số lượng đáng kể công dân di cư ra nước ngoài.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá. Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 2:
Hãy phân tích vai trò và đóng góp của Việt Nam đối với tổ chức ASEAN.
Câu 3:
Vận dụng kiến thức đã học và sưu tầm thêm tư liệu từ sách, báo và internet về quá trình Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, hãy rút ra một bài học mà em tâm đắc nhất.
Câu 4:
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Câu 5:
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo hoặc internet, hãy viết một bài giới thiệu về quá trình Việt Nam gia nhập tổ chức khu vực hoặc quốc tế mà em ấn tượng nhất.
Câu 6:
Hội nhập quốc tế được thể hiện qua các lĩnh vực nào? Nếu ví dụ cụ thể.
về câu hỏi!