Câu hỏi:
11/07/2024 1,401Tìm hiểu và giới thiệu với thầy cô, bạn học những tín ngưỡng phổ biển ở địa phương em.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo: Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và di tích Phủ Dầy tại Nam Định
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ do cộng đồng người Việt sáng tạo, có quá trình hình thành phát triển lâu đời, gắn với đời sống tinh thần và các phong tục, tập quán của người dân, được cộng đồng trân trọng và liên tục lưu truyền, chứa đựng những giá trị nhân văn cao cả, tôn vinh người phụ nữ Việt Nam qua hình tượng người mẹ tự nhiên. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển rộng khắp các địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Nam Định được coi là trung tâm với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu. Đặc biệt, ngày 1-12-2016, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt với những giá trị độc đáo chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Quần thể Di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy là quần thể di tích tâm linh của đạo Mẫu ở xã Kim Thái (Vụ Bản) bao gồm gần 20 điểm di tích đền, phủ, chùa, lăng gắn liền với điển tích về Mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “Tứ bất tử” thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội Phủ Dầy được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, nổi tiếng với nghi lễ chầu văn - hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất của đạo Mẫu, trở thành tiêu biểu của Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt. Vào đầu tháng 3 âm lịch hàng năm (từ mùng 3 đến mùng 10) khách thập phương nô nức về chiêm bái Phủ Dầy, hòa mình vào không gian văn hóa tâm linh đầy sắc màu của lễ hội và nghi lễ hầu đồng, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của quần thể di tích. Lễ hội Phủ Dầy bao gồm: Phần lễ với các hoạt động tế, lễ rước Mẫu thỉnh kinh từ Phủ Vân Cát đến chùa Linh Sơn; lễ rước đuốc tại Phủ Tiên Hương…; phần hội có Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn tại Phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát, kéo chữ Hoa Trượng Hội, thả rồng bay, múa lân sư rồng, thi đấu các môn thể thao truyền thống như đấu vật, cờ người.
Tại Phủ Tiên Hương, nghi thức hầu đồng được thực hành ở 3 ban chính gồm: Ban Công đồng (cung Đệ tứ), Ban Ngũ vị Vương quan (cung Đệ tam), Ban Tứ Vị Chầu bà (cung Đệ nhị). Khi có giá hầu, những người vào lễ bình thường không chen nhau mà tự giác tản đều ra 2 bên ban thờ để hành lễ. Trong âm nhạc rộn rã cùng khói hương huyền ảo, du khách được thưởng thức giọng hát văn ngọt ngào vấn hầu theo lối cổ truyền, những bước chân, động tác múa của thanh đồng thoăn thoắt nhịp nhàng. Những yếu tố trong nghi lễ hầu đồng, hát văn mang tới nét độc đáo từ sự tinh tế của âm nhạc, trang phục và diễn xướng sân khấu dân gian đến nét huyền bí tâm linh được coi là nghi thức tiêu biểu nhất của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Không chỉ ở Phủ Tiên Hương mà ở các đền, phủ trong Quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa Phủ Dầy như: Phủ Vân Cát, Phủ Bóng (Đền Cây Đa Bóng), Phủ Công Đồng, Phủ Tổ… vào dịp trước và trong lễ hội cũng rộn ràng diễn ra các nghi lễ hầu đồng.
Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt thể hiện đậm nét ở Lễ hội Phủ Dầy là hoạt động văn hóa dân gian độc đáo có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại. Quần thể Di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy, nhất là vào Lễ hội Phủ Dầy, luôn là điểm đến hàng năm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước./.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
- Nêu những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa - xã hội.
- Theo em, vì sao Phật giáo có ảnh hưởng phổ biến và lâu dài trong đời sống của người Việt?
Câu 2:
Nêu nguồn gốc và quá trình du nhập, phát triển của Đạo giáo ở Việt Nam.
Câu 3:
Làm sáng tỏ biểu hiện và ý nghĩa của một tín ngưỡng cụ thể trong đời sống của cư dân ở địa phương em.
Câu 4:
Hoàn thành bảng tóm tắt về các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong bài học theo mẫu sau vào vở ghi.
Tên tín ngưỡng, tôn giáo |
Nguồn gốc |
Biểu hiện |
|
|
|
Câu 5:
Nêu những biểu hiện của Cơ Đốc giáo (thể hiện qua Công giáo và đạo Tin Lành) trong đời sống văn hoá - xã hội.
47 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 7: Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có đáp án
52 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng 8 năm 1945 có đáp án
52 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) có đáp án
119 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều ôn tập Chủ đề 3: Cách mạnh tháng 8 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (Từ tháng 8 năm 1945 đến nay) có đáp án
102 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc bảo vệ tổ quốc từ 1975 đến nay có đáp án
45 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc có đáp án
49 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 4: Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các quốc qua Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án
46 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 5: Cộng đồng Asean từ ý tưởng đến hiện thực có đáp án
về câu hỏi!